3. Đường giao thông khó khăn - -
Để khắc phục những khó khăn vướng mắc trong nuôi tôm, hầu hết các hộ nuôi qua phỏng vấn đều bày tỏ mong muốn hợp tác với nhau để hỗ trợ nhau trong việc phòng trừ dịch bệnh, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Bảng 3.26: Mục đích hợp tác của các hộ nuôi. (n = 120)
Mục đích hợp tác Số hộ Tỷ lệ (%)
1. Phòng trừ dịch bệnh 120 100
2. Trao đổi thông tin 120 100
3. Học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau 113 94,17 4. Hợp tác tiêu thụ sản phẩm 79 65,83 5. Hỗ trợ nhau bảo vệ an ninh trật tự 29 24,17
Trong những năm qua, ngành thủy sản (nay là ngành nông nghiệp) đã hướng dẫn cho người nuôi thành lập các Chi hội, các Tổ cộng đồng để hợp tác với nhau trong sản xuất, dưới sự tư vấn hướng dẫn về chuyên môn của các đơn vị trong ngành thủy sản và sự hỗ trợ, tổ chức sản xuất của Chính quyền địa phương. Thời gian đầu các Tổ cộng đồng hoạt động rất hiệu quả, được người nuôi đồng tình ủng hộ và tích cực hưởng ứng tham gia. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây do có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, hợp nhất các sở ngành, các đơn vị, sự phân công thực hiện nhiệm vụ giữa các đơn vị trong ngành còn chồng chéo; Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh thường xảy ra tại các vùng nuôi, sự biến động về diện tích, sự thay đổi chủ hộ nuôi, đặc biệt đối với
vùng nuôi tôm trên cát phần lớn người nuôi từ tỉnh khác đến thuê mướn ao đìa để nuôi cũng phần nào ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất, hoạt động của các Tổ cộng đồng, của các Chi hội nuôi tôm.
* Nhận xét chung:
- Về các thông số kỹ thuật của ao nuôi tôm TCT thương phẩm:
+ Diện tích ao nuôi: Tôm TCT chỉ nuôi theo hình thức thâm canh nên diện tích ao phù hợp nhất là 2.500 ÷ 3.000 m2, ao có dạng hình chữ nhật, hình vuông được bo tròn các góc thì thuận tiện trong việc quản lý môi trường, quản lý chất thải.
+ Độ sâu mức nước ao nuôi: phụ thuộc vào mật độ giống thả, tuy nhiên do tập tính sống của tôm TCT là hoạt động bơi lội trong tầng nước nên ao nuôi cần phải có độ sâu mức nước từ 1,3 m ÷ 1,7 m, trung bình 1,5 m.
+ Hệ thống cấp thoát nước: cần phải thiết kế hệ thống cấp - thoát nước riêng biệt để tránh mầm bệnh xâm nhập vào hệ thống nuôi và lây lan, đồng thời chủ động trong việc thay xả nước cho ao nuôi.
+ Chất đáy ao nuôi: đối với ao đất chỉ nên nuôi tôm TCT trong ao có chất đáy là đất thịt pha cát, đáy cứng. Đối với nuôi tôm trên cát thì nên thiết kế ao dạng bạt nổi.
- Mùa vụ nuôi: nuôi theo mùa vụ khuyến cáo của cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương. Đối với khu vực đầm Nại (Ninh Hải) chỉ nuôi 1 vụ/ năm; đối với khu vực nuôi thuộc huyện Ninh Phước, Thuận Nam nuôi 2 vụ/ năm. Cần có khoảng thời gian ngắt vụ.
- Trang thiết bị dùng trong nuôi tôm TCT: Tôm TCT chỉ nuôi theo hình thức thâm canh nên phải được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị như máy bơm nước công suất lớn để chủ động cấp nước cho ao nuôi, máy quạt nước (có thể có thêm oxy đáy). Tốt nhất là sử dụng motor điện 3 pha để nâng cao hiệu quả và giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
- Quy trình nuôi:
+ Cải tạo ao nuôi:
Trước khi tiến hành vụ nuôi mới, ao nuôi cần phải được cải tạo dọn tẩy sạch chất thải của vụ nuôi trước, vệ sinh bạt, khử trùng đáy ao. Đối với ao đất nên cày xới để khoáng hóa, làm tơi xốp đáy ao, phơi đáy ao dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt một số tác nhân gây bệnh (nếu có). Đối với ao nuôi bạt nổi, sau 2 ÷ 3 vụ nuôi nên tiến hành lật đổi mặt bạt.
+ Con giống: chỉ nên mua tôm giống của các cơ sở lớn, có uy tín lâu năm, có hệ thống kiểm tra, giám sát chất lượng chặt chẽ, có đầy đủ hồ sơ lưu trữ về nguồn gốc xuất xứ tôm bố mẹ, trong quá trình ương nuôi ấu trùng có sử dụng tảo tươi. Có giấy chứng nhận giống sạch bệnh đặc thù (SPF) hoặc kháng bệnh đặc thù (SPR), tôm giống phải được kiểm dịch, đảm bảo không bị nhiễm các bệnh virus nguy hiểm. Tuổi tôm giống phải đạt PL12 và kích cỡ phải đạt chiều dài thân > 9 mm.
+ Thức ăn: Chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp chất lượng tốt có hàm lượng các chất dinh dưỡng và kích cỡ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm nuôi. Thức ăn phải đảm bảo không bị mốc, quá hạn sử dụng.
+ Quản lý môi trường: thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường như oxy hòa tan (DO), pH, độ kiềm, hàm lượng khí độc (NH3), nhiệt độ nước ao nuôi để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo môi trường sống tối ưu (optimum) cho tôm nuôi. Hạn chế đến mức tối thiểu việc sử dụng hóa chất, kháng sinh, tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học.
+ Chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh cho tôm nuôi: cho tôm ăn đủ chất và lượng, quản lý môi trường chất lượng nước, chất lượng nền đáy thật tốt tránh làm cho tôm bị “sốc”, nâng cao sức đề kháng cho tôm nuôi, ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh bằng cách áp dụng hệ thống nuôi an toàn sinh học (bio - secure system).
Đối với nuôi tôm trên cát có ưu điểm là khai thác được nguồn tài nguyên to lớn và mới mẻ lâu nay bị bỏ hoang, tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm tôm nuôi làm nguyên liệu xuất khẩu. Khai thác tiềm năng này tạo ra cách làm ăn mới, bố trí, sắp xếp lại lực lượng lao động, giảm áp lực đè nặng xuống nghề khai thác hải sản ven bờ. Tạo thêm nhiều việc làm và tạo thêm nguồn thu nhập, do vậy góp phần thiết thực xóa đói giảm nghèo. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, cải thiện môi trường, khí hậu vùng cát, tránh được quá trình sa mạc hóa và làm cho bộ mặt vùng bãi ngang đổi mới. [16]
Tuy nhiên, nghề nuôi tôm trên cát cũng có một số nhược điểm đó là:
- Vùng nuôi tôm trên cát thường xa nguồn nước ngọt. Người nuôi hầu hết đều khoan giếng ngầm để lấy nước ngọt do đó có nguy cơ ảnh hưởng đến tầng nước ngầm và nước sinh hoạt của nhân dân trên vùng bãi ngang. [16]
- Hầu hết các ao nuôi hiện nay chỉ chú ý đến đầu vào, làm sạch nước cấp cho ao nuôi, chưa có ao xử lý nước thải mà xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài. Đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại các vùng nuôi tôm tập trung.
- Mặc dù tính ổn định của các bãi cát, cồn cát rất cao nhưng ở những vùng không có rừng cây chắn gió thường gặp hiện tượng gió cát, cát bay rất mạnh gây trở ngại cho việc thi công công trình đào đắp ao. Việc lắp đặt hệ thống bơm nước biển phục vụ cho nuôi tôm cũng còn gặp khó khăn. [16]
- Chưa chú trọng cảnh quan môi trường, đặc biệt là vấn đề quy hoạch liên ngành để đảm bảo hài hòa các lợi ích và đảm bảo tính bền vững môi trường và nghề nuôi tôm, địa chất đới ven bờ và nguồn nước ngầm. [16]
3.4. Kết quả nuôi và hiệu quả kinh tế - xã hội
Sản phẩm của nghề NTTS là sự kết hợp các yếu tố đầu vào và hiệu quả của nó tùy thuộc vào mức độ phối hợp hợp lý giữa các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Sản lượng của một đối tượng nuôi trồng có thể được biểu thị qua hàm sản xuất sau:
Q = f (x1,x2,x3,…xn)
Trong đó:
- Q là số lượng sản phẩm sản xuất ra.
- x1, x2, x3, … xn là lượng một số yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm, chẳng hạn như x1 là con giống, x2 là thức ăn, x3 là phân bón hóa chất.v.v.
3.4.1. Kết quả và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm TCT thƣơng phẩm tại Ninh Thuận tại Ninh Thuận
Kết quả điều tra phỏng vấn 120 hộ nuôi tôm TCT thương phẩm tại Ninh Thuận về hiệu quả kinh tế được thể hiện trong bảng 3.27.
Bảng 3.27: Số hộ nuôi tôm có trả lời đầy đủ phần hiệu quả kinh tế. (n = 120)
Vùng điều tra Số hộ điều tra Số hộ có đầy đủ
kết quả sản xuất
Huyện Thuận Nam 40 36
Huyện Ninh Phước 40 33
Huyện Ninh Hải 40 39
Qua điều tra phỏng vấn 120 hộ nuôi, chỉ có 108 hộ có đầy đủ các số liệu về kết quả nuôi và hiệu quả kinh tế. Do vậy, trong phạm vi luận văn này chỉ phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm TCT thương phẩm của 108 hộ/ 120 hộ. Các số liệu được phân tích theo loại ao nuôi (ao đất hoặc ao trên cát) và vùng điều tra.
Bảng 3.28: Mức độ đầu tư và kết quả nuôi của 108 hộ. (n = 108)
Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Nuôi trong
ao đất
Nuôi trên cát
1. Diện tích điều tra Ha 39,74 21,22 18,52
2. Số hộ điều tra Hộ 108 55 53 3. Số vụ nuôi Vụ 247 94 153 4. Tổng sản lượng Tấn 478,68 205,31 273,37 5. Tổng thu nhập Triệu 31.908,23 12.971,04 18.937,19 6. Tổng chi phí Triệu 21.150,01 9.367,13 11.782,87 - Chi vật chất và dịch vụ - 19.560,00 8.714,93 10.845,07 + Giống - 1.469,55 697,75 771,80 + Thức ăn - 14.795,69 6.100,30 8.695,39 + Phòng bệnh - 439,84 254,64 185,20 + Năng lượng - 1.117,17 813,44 303,73 + KHTSCĐ - 794,80 424,40 370,40 + Chi vật chất khác - 688,70 318,30 370,40 + Chi dịch vụ khác - 254,26 106,10 148,16 - Chi lao động - 1.513,6 604,00 909,60 + Lao động thuê - 1.100,00 440,00 660,00 + Lao động gia đình - 413,6 164,00 249,60 - Chi khác - 490,00 212,20 277,80
Bảng 3.28 thể hiện các loại chi phí cơ bản trong nuôi tôm TCT thương phẩm. Trong cơ cấu chi phí đó có thể thấy chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất, kế đến là chi phí con giống và năng lượng (dầu Diezel hoặc điện).
Có thể thấy rằng chi phí sản xuất và năng suất của 2 dạng ao nuôi là ao đất và ao trên cát tại tỉnh Ninh Thuận có sự khác nhau rõ rệt. Để so sánh và đánh giá sự khác nhau đó, các chỉ tiêu như năng suất, doanh thu, chi phí sản xuất và lợi nhuận được tính toán và lấy giá trị trung bình cho 1 ha diện tích mặt nước. Kết quả điều tra và tính toán một số chỉ tiêu kinh tế của 1 ha ao nuôi được thể hiện qua bảng 3.29
Bảng 3.29: Một số chỉ tiêu kinh tế của 01 ha ao nuôi tôm TCT thâm canh trong ao đất và ao trên cát tại Ninh Thuận năm 2010.
Chỉ tiêu Đơn vị tính Nuôi trong ao đất Nuôi trên cát
1. Tiền mua đất Triệu đồng 300 ÷ 400 750 ÷ 850
2. Giá đầu tư XDCB - 50 ÷ 100 140 ÷ 160
3. Diện tích trung bình Ha 0,39 0,35 4. Số vụ nuôi Vụ 1,71 2,89 5. Doanh thu - 611,27 1.022,53 6. Chi phí sản xuất - 449,16 649,70 7. Lợi nhuận - 162,11 372,83 8. Năng suất Tấn/ ha 9,68 14,76 9. Giá hòa vốn Đồng/ kg 46.422 44.016 * Nhận xét:
- Tiền mua đất giữa khu vực nuôi tôm trong ao đất và nuôi trên cát có sự khác nhau khá lớn. Theo mức bồi thường để thực hiện các dự án do UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành thì giá đất là 400 triệu đồng/ ha. Người nuôi cũng áp dụng mức giá này làm căn cứ thỏa thuận khi sang nhượng, mua bán đất để nuôi tôm.
Đối với vùng nuôi tôm trên cát, do hiệu quả nuôi mang lại cao hơn hẳn so với nuôi trong ao đất, lại có thể nuôi 2 ÷ 3 vụ/ năm, nên giá đất cao hơn nhiều so với ao đất.
- Về giá trị đầu tư xây dựng cơ bản: Nuôi trong ao đất chủ yếu chỉ tu sửa ao, lót bạt bờ với mức chi phí 50 ÷ 100 triệu đồng/ ha. Nuôi tôm trên cát có mức đầu tư cao hơn (140 ÷ 160 triệu đồng/ ha), chủ yếu là chi phí san ủi ao đìa, chi phí mua bạt, chi phí thi công lót bạt.
- Diện tích trung bình của ao đất là 0,39 ha và của ao nuôi trên cát là 0,35 ha. - Hệ số sử dụng đất của hình thức nuôi tôm trên cát trung bình gần 3 vụ/ năm, cao hơn hẳn so với ao đất trung bình 1,71 vụ/ năm.
- Chi phí sản xuất bình quân cho 01 ha nuôi tôm trong ao đất là 449,16 triệu đồng, nuôi tôm trên cát là 649,70 triệu đồng.
- Giá hòa vốn (giá thành) của 1 kg tôm thương phẩm được nuôi trong ao đất là 46.422 đồng/ kg, cao hơn so với giá thành 1 kg tôm được nuôi trong ao trên cát là 44.016 đồng/ kg. Nguyên nhân là do phần lớn ao nuôi tôm trên cát nằm trong vùng
quy hoạch, có cơ sở hạ tầng, đặc biệt là nguồn điện 3 pha phục vụ cho hoạt động nuôi tôm khá hoàn chỉnh. Trong khi đó khu vực nuôi tôm trong ao đất thuộc địa bàn huyện Ninh Hải phần lớn là không có điện sản xuất, nguồn nhiên liệu sử dụng phục vụ cho hoạt động nuôi tôm chủ yếu là dầu Diezel.
- Doanh thu của 01 ha nuôi tôm trong ao đất và ao trên cát có sự chênh lệch lớn, doanh thu trung bình 611,27 triệu đồng/ ha đối với ao đất và 1.022,53 triệu đồng/ ha đối với ao nuôi trên cát.
- Năng suất trung bình của ao nuôi tôm trên cát là 14,76 tấn/ ha/ vụ, cao hơn nhiều so với năng suất nuôi tôm trong ao đất là 9,68 tấn/ ha/ vụ. Do đó, lợi nhuận trung bình thu được từ 01 ha ao nuôi tôm trên cát (372,83 triệu đồng/ ha/ vụ) cũng cao hơn so với lợi nhuận thu được từ 01 ha nuôi tôm trong ao đất (162,11 triệu đồng/ ha/ vụ).
Sự sai khác của các khoản mục chi phí sản xuất giữa hình thức nuôi trong ao đất và nuôi tôm trên cát có thể được thấy rõ qua phân tích cơ cấu các yếu tố chi phí sản xuất tại bảng 3.30.
Bảng 3.30: Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất của 1 ha ao nuôi tôm TCT trong ao đất và ao trên cát.
Chỉ tiêu
Nuôi trong ao đất Nuôi trên cát
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) - Chi vật chất và dịch vụ 410,69 91,43 585,59 90,13 + Giống 32,88 7,32 41,67 6,41 + Thức ăn 287,48 64,00 469,51 72,27 + Phòng bệnh 12,00 2,67 10,00 1,54
+ Nhiên liệu/ năng lượng 38,33 8,53 16,40 2,52
+ KHTSCĐ 20,00 4,45 20,00 3,08 + Chi vật chất khác 15,00 3,34 20,00 3,08 + Chi dịch vụ khác 5,00 1,12 8,00 1,23 - Chi lao động + Lao động thuê + Lao động gia đình 28,46 20,73 7,73 6,34 4,62 1,72 49,11 35,63 13,48 7,56 5,48 2,08 - Chi khác 10,00 2,23 15,00 2,31 Tổng chi phí 449,16 100 649,70 100
* Nhận xét:
Chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả 2 dạng ao nuôi: Nuôi trong ao đất là 287,48 triệu đồng/ ha, chiếm 64,00 %, nuôi trên cát là 469,51 triệu đồng/ ha, chiếm 72,27 %.
Đối với hình thức nuôi trong ao đất, chi phí cho năng lượng/ nhiên liệu là 38,33 triệu đồng/ ha (8,53 %), chiếm tỷ trọng cao thứ nhì trong cơ cấu chi phí nuôi tôm. Đối với hình thức nuôi trên cát do sử dụng điện nên chi phí cho năng lượng chỉ có 16,4 triệu đồng/ ha (2,52 %). Qua đó có thể thấy rằng nguồn điện phục vụ cho sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao lợi nhuận.
Chi phí con giống cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao, đối với ao đất với mật độ thả nuôi trung bình là 95 con/ m2
thì chi phí cho con giống là 32,88 triệu đồng/ ha (7,32 %), đối với ao nuôi trên cát thường thả nuôi với mật độ cao hơn, trung bình 126 con/ m2, chi phí con giống trung bình 41,67 triệu đồng/ ha (6,41 %).