- Tiêu chí 4: Bình đẳng về quyền lợi Lợi ích của các bên phải được tôn trọng theo thoả thuận trong hợp tác Các bên được hưởng quyền lợi theo vai trò đối với các hoạt
5) Nguyên tắc bền vững
- Tiêu chí 1: Bền vững về tổ chức. Đồng quản lý phải đảm bảo tồn tại và ổn định lâu dài, không phải là chỉ tồn tại trong thời gian có dự án. Để đảm bảo được tiêu chí này dài, không phải là chỉ tồn tại trong thời gian có dự án. Để đảm bảo được tiêu chí này thì các tiêu chí trên phải luôn được cải thiện và ổn định.
- Tiêu chí 2: Bền vững về sinh thái. Đồng quản lý phải đảm bảo cho công tác bảo tồn thiên nhiên thành công, nghĩa là tài nguyên rừng phải được quản lý, sử dụng ổn định thiên nhiên thành công, nghĩa là tài nguyên rừng phải được quản lý, sử dụng ổn định lâu dài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tiêu chí 3: Bền vững trong phát triển kinh tế-xã hội. Đồng quản lý rừng phải đem lại lợi ích kinh tế-xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực. Lợi lại lợi ích kinh tế-xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực. Lợi ích kinh tế này cần được duy trì và một phần cần được đóng góp cho việc phát triển rừng và các dịch vụ xã hội trong cộng đồng.
- Tiêu chí 4:Bền vững về mặt năng lực. Đồng quản lý rừng cần nâng cao nhận thức, và các kỹ năng phát triển,, bảo tồn rừng cho người dân địa phương. Các loại kiến và các kỹ năng phát triển,, bảo tồn rừng cho người dân địa phương. Các loại kiến thức và kỹ năng khi cung cấp cho người dân cần có kế hoạch duy trì.
4.4. Đề xuất một số giải pháp thực hiện đồng quản lý rừng tại Khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thƣợng Sơn-Kỳ Thƣợng
4.4.1. Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng, các cơ quan tổ chức vào quá trình thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng trình thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng
Yếu tố sống còn của Đồng quản lý rừng là sự tham gia của tất cả các bên có liên quan đến tài nguyên rừng, để thành công và hoạt động hiệu quả thì cần sự tham gia tích cực từ cộng đồng người dân địa phương sống trong Khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thượng. Để giải quyết được vấn đề này đề tài đề xuất một số giải pháp huy động cộng đồng tham gia đồng quản lý tài nguyên rừng với một số mục tiêu cơ bản sau đây.
Nâng cao được nhận thức về sự quan trọng của bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên rừng.
Nâng cao hiểu biết của người dân về pháp luật nhà nước về bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên.
Nâng cao khả năng tiếp cận thông tin, cơ chế chính sách, trao đổi thông tin với tổ chức quản lý bảo vệ rừng.
Bảo đảm tính công bằng, minh bạch trong việc phân bổ lợi ích giữa các bên giữa các bên tham gia quản lý phát triển rừng.
Tăng cường cơ hội tiếp cận khoa học, kỹ thuật, tài chính, vốn, mô hình phát triển kinh tế phù hợp cho người dân tham gia quản lý rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đảm bảo cơ hội tham gia học tập, khảo sát, xây dựng kế hoạch, thực hiện, đánh giá, giám sát cho mọi đối tượng trong cộng đồng.
Đẩy mạnh tính tự chủ và thực hiện quyền bình đẳng trong việc ra quyết chung trong cộng đồng.
Thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên trên cơ sở bình đẳng về mức đóng góp và chia đều về lợi ích tiến tới bền vững về mọi mặt trong quản lý, phát triển rừng.
Tăng cường việc phát cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nâng cao các dịch vụ trong công tác phát triển lâm nghiệp và phát triển rừng.
4.4.2. Đề xuất quy trình tổ chức thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng
Từ các mục tiêu trên kết hợp với kết quả nghiên cứu về thực trạng tại Khu BTTN đề tài đề xuất chu trình thực hiện đồng quản lý như sau:
Sơ đồ 4.7: Chu trình thực hiện đồng quản lý
Thiết kế chương trình hành động Thực hiện, giám sát các hoạt động Đánh giá các hoạt động Rút kinh nghiệm và tái thiết Khảo sát hiện trạng về đồng quản lý rừng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Giải thích cụ thể các hoạt động trong chu trình:
Bước 1: Khảo sát hiện trạng
Đây là bước đầu tiên để có được thông tin ban đầu về hiện trạng của khu bảo tồn, tiềm năng, khó khăn, thách thức và cơ hội thực hiện Đồng quản lý rừng, xác định các bên có khả năng tham gia và hợp tác dựa trên năng lực và khả năng của họ.
Đồng thời giúp cho các bên có thêm thông tin, hiểu biết về vai trò trách nhiệm và khả năng của mình cũng như đối tác của mình trong tương lai.
Bước 2: Thiết kế chương trình kế hoạch.
Bước này giúp các bên tham gia phân tích cụ thể hơn về vấn đề và cách giải quyết bằng các hoạt động cụ thể và định hướng được mục tiêu và kết quả mà các hoạt động này hương tới.
Nói cách khác bước này là cụ thể hóa các hoạt động bằng một kế hoạch chi tiết bằng khung chiến lược hành động trong thời gian dài và mục tiêu hoạt động ngắn hạn. Nội dung của kế hoạch bao gồm tên hoạt động chi tiết, mục tiêu và kết quả đạt được, thời gian thực hiện, kế hoạch giám sát và đánh giá, các chỉ tiêu để đánh giá và khảo sát, nguồn ngân sách, người quản lý và thực hiện các hoạt động cụ thể đó, chỉ rõ phương thức phối hợp giữa các bên.
Bước 3:Thực hiện các hoạt động và giám sát.
Hai hoạt động này được thực hiện song song với nhau trong quá trình thực hiện mà kế hoạch đã được xây dựng từ bước trên.
Phân công trách nhiệm giữa các bên tham gia trong quá trình hành động, giám sát tiến trình và kết quả đạt được, điều chỉnh khi kế hoạch không phù hợp.
Giám sát các hoạt động cần được thực hiện liên tục và có sự tham gia của các bên liên quan cùng với người chịu trách nhiệm chính.
Bước 4:Đánh giá các hoạt động.
Hoạt động đánh giá được thực hiện định kỳ để đánh giá mức độ thành công và hiệu quả của các hoạt động, mức độ ảnh hưởng về mặt kinh tế- xã hội- an ninh quốc phòng- sinh thái đến các bên được hưởng lợi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tài liệu hóa các kết quả này bằng văn bản để lưu giữ và phục vụ việc rút kinh nghiệm và điều chỉnh mục tiêu khi cần thiết.
Bước 5:Rút kinh nghiệm và tái thiết.
Hoạt động này nhăm mục tiêu chia sẽ các kết quả các hoạt động mang lại, các bài học trong quá trình triển khai. Nhìn nhận các thành công, những thất bại và các tồn tại, thách thức trong tiến trình thực hiện nhằm điều chỉnh chiến lược và kế hoạch.
Xây dựng năng lực cho các bên tham gia thông qua các mô hình triển khai trong và ngoài khu vực triển khai hoạt động.
4.4.3. Nhóm giải pháp cơ cấu tổ chức đồng quản lý
a. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý
Với điều kiện thực tế tại khu vực nghiên cứu cho thấy cơ cấu tổ chức để thực hiện Đồng quản lý đã có sẵn, nhiệm vụ tiếp theo chỉ là cơ cấu lại cho phù hợp và thúc đẩy vai trò trách nhiệm và sự hợp các giữa các bên trong các hoạt động, mô hình cơ cấu tổ chức đồng quản lý tài nguyên rừng tại Khu BTTN đề tài đề xuất như sau:
Sơ đồ 4.8: Cơ cấu tổ chức đồng quản lý Khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thƣợng