b. Dân số, lao động và phân bố dân cư.
4.1.1. Cơ sở lý luận
a. Các hình thức quản lý tài nguyên rừng, vai trò và mục tiêu của các chủ thể hiện nay tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, có 4 chủ thể chính tham gia quản lý rừng là Nhà nước, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được quy định trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
- Nhà nƣớc: được xác định là một chủ thể có vai trò quan trọng trong Quản lý nhà nước về lâm nghiệp và tài nguyên rừng. Nhiệm vụ của nhà nước trong vai trò quản lý rừng là một tổ chức có quyền quyết định lớn nhất về chính sách, pháp luật nhằm hướng tới việc khẳng định chủ quyền của nhà nước đối với tài nguyên rừng, bảo vệ phát triển rừng một cách hệ thống thông qua thể chế và bộ phận thực thi pháp luật. Đồng thời với vai trò này nhà nước còn là một cơ quan trung gian hòa giải các mâu thuẫn lợi ích trong các nhóm chủ thể còn lại, điều phối nguồn lợi ích, tái đầu tư lợi nhuận vào các mục tiêu chiến lược quốc gia trong việc bảo vệ rừng và phát triển kinh tế-xã hội, môi trường quốc gia.
- Các tổ chức: là chủ thể quản lý rừng được xác định ở đây bao gồm: doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước, quân đội, khu bảo tồn và ban quản lý rừng đặc dụng (bao gồm các tổ chức phi chính phủ tham gia bảo tồn tài nguyên Rừng), doanh nghiệp lâm nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước quản lý tài nguyên thiên nhiên với đa hình thức và đa mục tiêu trong đó nhiệm vụ chính là một công cụ của nhà nước trong việc nghiên cứu, bảo tồn, khai thác và phát triển rừng một cách có hiệu quả, ngoài ra lợi ích về kinh tế cũng được đề cao. Quân đội là một tổ chức quản lý tài nguyên rừng với mục tiêu quốc phòng và quân sự là chủ đạo, tuy nhiên họ còn đảm nhiệm vai trò phát triển rừng theo hướng phủ xanh đất trống đồi núi trọc cùng với mục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tiêu phát triển kinh tế. Các hệ thống quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là các tổ chức trực thuộc sự quản lý nhà nước về mặt hành chính đề thực thi nhiệm vụ bảo vệ đa dạng sinh học bảo tồn thiên nhiên và môi trường, phối hợp với các tổ chức khác như doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lâm sinh và bảo tồn, cung cấp thông tin, tham mưu, đề xuất các giải pháp bảo tồn thiên nhiên cho cơ quan lập pháp và hành pháp của nhà nước. Các doanh nghiệp quản lý, sử dụng tài nguyên lại có mục tiêu chủ đạo là kinh doanh. Các doanh nghiệp lâm nghiệp tư nhân, là một trong các chủ thể ngày càng được nhà nước khuyến khích trong vai trò quản lý rừng, họ sẽ đóng vai trò cầu nối giữa chính quyền nhà nước với người dân và các đơn vị tài chính, khoa học để thúc đẩy phát triển kinh tế lâm nghiệp ở các khu vực rừng nghèo, chậm phát triển.
- Hộ gia đình và cá nhân: là một chủ thể đang quản lý tài nguyên rừng có ảnh hưởng rất lớn đến các chính sách bảo vệ và phát triển rừng của chính phủ trong thời gian qua điều này cũng đã được công nhận khi có Nghị định 02/NĐ-CP ngày 15 tháng 1 năm 1994 của Chính phủ về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài và đã được sửa đổi bổ sung tại Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004. Họ cũng là chủ thể chính và rất quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển rừng vì họ sống gần rừng có kiến thức và mục tiêu sử dụng, khai thác bảo vệ rừng rất đa dạng, có nguồn lực tài chính, nhân vật lực phong phú, có nhiều mạng lưới/tổ chức xã hội cộng đồng đang tồn tại.
- Từ thực trạng trên chúng ta thấy rằng liên quan đến tài nguyên rừng có nhiều bên liên quan đến việc quản lý và giữa họ tạo ra một mạng lưới được hình thành trong thời gian gần đây. Trước đây, khi chưa có sự thống nhất về mặt pháp luật thì Quản lý tài nguyên rừng cộng đồng là một hình thức quản lý truyền thống được xem là tối ưu, hình thức này đã tồn tại và phát triển một thời gian dài qua nhiều thế hệ và giai đoạn dựa trên sự cam kết tự nguyện trong cộng đồng xã hội. Mặc dù còn nhiều hạn chế cần hoàn thiện tuy nhiên việc quản lý theo hướng này thì các lợi ích giữa các thành phần liên quan được giải quyết một cách hài hòa, điều này đã được chứng minh khi phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thức này đã có nhiều thành tích bảo vệ rừng trong giai đoạn khi đất nước trải qua thời kỳ mở cửa. Mặc dù trong giai đoạn phát triển hiện nay đã có nhiều chính sách, phương thức quản lý rưng được áp dụng và sự phát triển dân số đi kèm với với sự hội nhập, đa dạng hóa văn hóa đã làm cho tài nguyên bị giảm sút nhưng vai trò tích cực của việc quản lý rừng cộng đồng vẫn được khẳng định. Ngày càng có nhiều nghiên cứu về những luật tục, thể chế, tổ chức quản lý rừng cộng đồng và người dân cũng có ý thức bảo tồn, gìn giữ, phát huy thông qua rút kinh nghiệm và điều chỉnh để phù hợp với giai đoạn hiện nay.
Thực trạng tại Việt Nam tại một địa bàn cụ thể đang tồn tại nhiều hình thức quản lý rừng khác nhau chủ yếu dựa vào vai trò, nhiệm vụ và mục tiêu mà các chủ thể tham gia trong quá trình quản lý đưa ra nhằm đạt được mục đích của mình, có thể gọi đây là lợi ích nhóm và từ đó cũng nảy sinh ra xung đột lợi ích giữa các nhóm cùng tham gia quản lý cùng một địa bàn rưng. Do đó để giải quyết được vấn đề trên cần có một phương thức quản lý mà ở đó có thể tạo ra một môi trường hợp tác, liên kết các chủ thể quản lý với nhau. Về mặt lý thuyết khi triển khai phương thức này các bên tham gia vào việc quản lý rừng đều đạt được lợi ích chính của mình đồng thời tài nguyên rừng, giá trị rừng được bảo vệ phát triển hài hòa về các mặt sinh học- kinh tế- xã hội- an ninh- quốc phòng theo nguyên tắc tôn trọng và công bằng. Về mặt thực tiển, tài nguyên rừng ở nước ta rất đa dạng, ở đó không chỉ một chủ thể nào có thể đảm nhiệm vai trò quản lý, bảo tồn và phát triển rừng ở mức mang lại lợi ích hài hòa cho các chủ thể khác kể cả nhà nước và nếu không làm tốt sẽ xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm hoặc thờ ơ với tài nguyên hoặc không sử dụng hết tiềm năng rừng để phát triển đất nước. Đồng quản lý hay hợp tác trong quản lý sẽ là giải pháp ưu việt trong giải quyết phân bổ trách nhiệm và chia đều lợi ích giữa các thành phần tham gia quản lý rừng tạo ra một động lực, sức mạnh tổng hợp đảm bảo cho sự thành công trong quản lý tài nguyên rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Quản lý rừng là khái niệm được hiểu theo hai nghĩa bao gồm Bảo tồn rừng và phát triển rừng. Đây là mục tiêu chính mà nhà nước ta đang hướng tới vì trong thời gian dài, chúng ta đã khai thác, tận dụng triệt để các nguồn tài nguyên cho sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên với thực trạng hiện nay khi mà kinh tế của cả nhà nước và người dân vẫn phải phụ thuộc khá lớn vào các nguồn tài nguyên thiên có sẵn để phục vụ cho phát triển sinh kế cho nên giữa các chủ thể tham gia quản lý rừng sẽ có mâu thuẫn trong mục đích chung là bảo tồn và phát triển rừng. Mâu thuẫn này cũng có lý do từ sự thiếu thông tin lẫn nhau nên dẫn tới kém hiệu quả trong việc hợp tác liên kết để đi đến mục tiêu chung là bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng.
- Như vậy mục tiêu của Đồng quản lý sẽ giải quyết mâu thuẫn lợi ích nhóm giữa các thành phần tham gia vào việc quản lý rừng bao gồm việc bảo tồn, phát triển rừng và khai thác lợi ích rừng phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội một cách bền vững. Từ mục tiêu đó sẽ xây dựng một kế hoạch cụ thể về việc chia sẽ thông tin, hình thành nên mục tiêu chia sẽ lợi ích chung giữa các nhóm gồm có mục tiêu của cả quốc gia