Nhận xét đánh giá chung về đồng quản lý rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lí rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 25 - 27)

Qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

- Các công trình nghiên cứu trên thế giới đã được tiến hành khá đồng bộ trên nhiều khía cạnh khác nhau, từ việc đưa ra các quan điểm, khái niệm về đồng quản lý, nghiên cứu về sự hưởng lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan và các phương thức hợp tác quản lý rừng,...Những nghiên cứu này đã tạo ra cơ sở khoa học cho việc triển khai thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng ở các nước trên thế giới.

- Ở Việt Nam, đồng quản lý hay hợp tác quản lý là một vấn đề mới, còn đang trong giai đoạn thử nghiệm và gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn do tính phức tạp của các yếu tố xã hội. Thực hiện đồng quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng cần phải được triển khai thực hiện để có tổng kết đánh giá nhân rộng; các bước tiến hành về quản lý phải phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn ở nước ta và đặc biệt là sự hợp tác nhiệt tình của địa phương.

- Có thể nhận thấy, vấn đề đồng quản lý trong giai đoạn này rất được các chính phủ các nước, nhà quản lý lâm nghiệp, các nhà khoa học,...trong và ngoài nước quan tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đồng quản lý là một một công cụ quản lý tài nguyên thiên nhiên đang được sử dụng ngày càng nhiều tại những nơi vừa cần phải bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên vừa phải đảm bảo kế sinh nhai của dân cư địa phương những người đã từ lâu sống dựa vào các nguồn tài nguyên này. Đồng quản lý bao gồm từ hai đối tác liên đới trở lên (thường là chính phủ và cộng đồng địa phương) ngồi lại cùng nhau để đàm phán cách thức quản lý một lĩnh vực cụ thể hoặc một tổ hợp những nguồn tài nguyên thiên nhiên, thống nhất về việc chia sẻ công bằng chức năng quản lý, lợi ích, trách nhiệm của tất cả các đối tác liên đới. Để vận hành đồng quản lý một cách hiệu quả, cần có sự tham gia tích cực của tất cả các đối tác liên đới, như vậy là cần phải trao quyền cho các cộng đồng địa phương để tiếng nói của họ có trọng lượng tại bàn đàm phán.

- Hiện nay đã và vẫn đang có nhiều chương trình thử nghiệm về thực hiện mô hình đồng quản lý rừng, đề tài- luận văn nghiên cứu về đồng quản lý tài nguyên,... và cả các chương trình tổng kết đánh giá các kết quả đạt được từ dự án Đồng quản lí đã, và sẽ được thực hiện trên cả nước.

Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng có diện tích tương đối rộng, rất đa dạng về sinh học. Nhưng cho đến nay tại đây chưa có một nghiên cứu nào có tính hệ thống về quản lý rừng cộng đồng và đồng quản lý tài nguyên rừng. Vậy làm sao để quản lý rừng bền vững? Cần có những nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý như thế nào để giải quyết được các mâu thuẫn trong quản lý tài nguyên rừng tại Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng. Đây là những yêu cầu, đòi hỏi cần giải quyết. Đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lí rừng tại Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng, Hoành Bồ, Quảng Ninh.” được thực hiện nhằm góp phần cung cấp thêm những thông tin về đồng quản lý rừng. Trên cơ sở đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng tại Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng, đưa ra các nguyên tắc và biện pháp quản lý rừng khả thi để áp dụng tại địa phương nhằm đạt hiệu quả tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lí rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)