Cơ sở pháp lý về đồng quản lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lí rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 48 - 49)

b. Dân số, lao động và phân bố dân cư.

4.1.3. Cơ sở pháp lý về đồng quản lý

a. Căn cứ pháp luật

Một số Luật có nội dung liên quan đến đồng quản lý: - Luật Đất đai năm 2003, sửa đổi năm 2009.

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2001, sửa đổi năm 2004. - Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, sửa đổi năm 2005.

b. Các văn bản dưới luật

- Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/ 2007 của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2006 của chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng.

- Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 1 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

Kiến thức thức Phát triển dụngSử Bảo tồn Kiến thức mới Sáng kiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Quyết định số 192/2003/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010. Trong nội dung của chiến lược nêu rõ “sử dụng cao độ sự tham gia của cộng đồng với những chính sách tham gia quản lý rõ ràng và mềm dẻo”.

- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng.

- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020.

- Thông tư số 56/1999/TT-BNN-KL ngày 30 tháng 3 năm 1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng, buôn, bản, ấp.

Tóm lại: Từ cơ sở khoa học và thực tiễn cho thấy điểm quan trọng nhất trong đồng quản lý tài nguyên rừng là tăng cường sự hợp tác trong quản lý, chia sẻ quyền ra quyết định và lợi ích giữa các nhóm tham gia quản lý rừng, đặc biệt nâng cao vai trò trách nhiệm của cộng đồng dân cư là những người trực tiếp tiếp cận với nguồn tài nguyên rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lí rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)