- Vai trò của các cơ quan khoa họckỹ thuật, nhà khoa học và nhà đầu tư:
4.2.4. Phân tích mâu thuẫn và khả năng hợp tác giữa các đối tác
a. Phân tích mâu thuẫn giữa các đối tác
Dùng ma trận so sánh đánh giá cặp đôi để phân tích mâu thuẫn và khả năng hợp tác giữa các bên liên quan. Dưới đây là kết quả phân tích được minh hoạ ở bảng 4.12. Nửa trên bên phải thể hiện mâu thuẫn với điểm 10 là mâu thuẫn gây gắt và giảm dần đến điểm 0. Nửa dưới bên trái thể hiện hợp tác với điểm 10 là hợp tác toàn diện và giảm dần tới 0.
Bảng 4.12: Ma trận phân tích mâu thuẫn và hợp tác của các bên liên quan
HGĐ CĐT ĐT CĐK KBL CQA CQX KUB BNK BQLK KH HGĐ 2 3 6 5 3 6 2 0 6 0 CĐT 8 1 4 6 3 3 1 0 2 1 ĐT 8 9 5 8 1 1 1 0 1 0 CĐK 5 7 9 5 1 1 0 1 1 0 KBL 5 2 3 5 10 10 8 5 9 2 CQA 9 9 10 6 3 1 1 0 0 0 CQX 8 7 7 7 5 10 0 0 0 0 KUB 7 8 8 8 4 10 10 1 0 0 BNK 8 9 8 8 6 9 10 9 1 1 BQLK 7 8 8 8 5 9 10 10 8 0 KH 7 8 8 8 6 9 9 9 9 8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ghi chú: CĐT: Cộng đồng thôn; HGĐ: Hộ gia đình trong thôn; CQA: Chính quyền và tổ an ninh thôn; ĐT: Các tổ chức đoàn thể thôn; CĐK: Cộng đồng thôn khác; CQX: Chính quyền xã; BQLK: Ban quản lý khu BTTN và các Hạt kiểm lâm; KUB: Chi cục Kiểm lâm và UBND huyện ; BNK: Ban ngành khác; KBL: Những người khai thác và buôn bán lâm sản; KH: Các cơ quan khoa học, nhà đầu tư;
Nửa trên bên phải (màu đỏ) thể hiện mâu thuẫn với điểm 10 là mâu thuẫn gay gắt và giảm dần đến điểm 0. Nửa dưới bên trái (màu xanh) thể hiện hợp tác với điểm 10 là hợp tác toàn diện và giảm dần tới 0.
- Mâu thuẫn giữa cộng đồng của thôn với các cộng đồng khác: Các phát hiện trong quá trình nghiên cứu cho thấy người dân các thôn không chỉ sử dụng tài nguyên trên địa bàn của mình mà còn sử dụng chồng chéo trên địa bàn thôn khác, thậm chí có thôn săn bắt và thu hái lâm sản hầu hết ở ngoài địa bàn của mình. Tình trạng này dẫn đến những mâu thuẫn giữa các cá nhân, giữa các cộng đồng trongc việc tranh chấp vùng sử dụng tài nguyên. Mâu thuẫn này ảnh hưởng đến bảo vệ nguồn tài nguyên.
- Mâu thuẫn giữa cộng đồng, hộ gia đình với Ban quản lý Khu BTTN: Mâu thuẫn này nảy sinh từ công tác bảo tồn của Ban quản lý dẫn đến sự hạn chế người dân sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong Khu bảo tồn.
- Mâu thuẫn giữa Ban quản lý Khu BTTN, chính quyền địa phương với người khai thác, buôn bán lâm sản. Mâu thuẫn này nảy sinh từ lợi ích trái phép của cá nhân với nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
b. Khả năng hợp tác của các bên liên quan:
Tùy từng mức độ mà các bên liên quan đều có thể trở thành đối tác trong đồng quản lý. Có 4 nhóm đối tác chủ đạo là chính quyền địa phương, Ban quản lý Khu BTTN, cộng đồng người dân, các cơ quan đoàn thể và cá nhân.
Từ phân tích mức độ mâu thuẫn và khả năng hợp tác thì chính quyền và ủy ban nhân dân cấp xã được xem là một nhân tố trung tính trong các bên liên quan, mức mâu thuẫn với các bên ở mức trung bình thấp tức là không có mâu thuẫn gay gắt với các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhóm khác về mặt lợi ích, mặt khác UBND xã là cơ quan hành chính nhà nước năm bên trong khu bảo tồn rất gần với người dân, cộng đồng thôn và các tổ chức đoàn thể bên trong và bên ngoài xã nên khả năng hợp tác với các nhân tố còn lại ở mức tốt, có thể linh hoạt điều phối, huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân bên dưới đồng thời có thể gắn kết với các tổ chức, ban ngành bên trên. Nói cách khác UBND xã có thể coi là cầu nối giữa các bên liên quan khi triển khai hoạt động bảo vệ tài nguyên rừng và có thể điều phối tốt các hoạt động trong chương trình đồng quản lý rừng, điều này được khái quát dưới dạng mô bằng sơ đồ 4.5.
Sơ đồ 4.5: Đối tác chính tham gia đồng quản lý