Khái quát về Khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lí rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 49 - 52)

b. Dân số, lao động và phân bố dân cư.

4.2.1. Khái quát về Khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thượng

a. Ranh giới

Trước tình hình thực tế Khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thượng được thành lập theo quyết định 1672/QĐ-UB Ngày 22/05/2002 của UBND tỉnh Quảng Ninh với diện tích tự nhiên ban đầu là 17.792ha nằm trọn trong địa phận 5 xã Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Đồng Lâm, Vũ Oai, Hòa Bình của huyện Hoành Bồ, sát với đường dông núi cao, ranh giới với huyện Ba Chẽ và thị xã Cẩm Phả cho nên Khu Bảo tồn cao ở phía Tây Bắc và thấp dần về phía Đông Nam. Khu Bảo tồn nằm trong vùng núi đất có nhiều đỉnh núi cao và có nhiều thung lũng nhỏ, lại bị chia cắt nhiều bởi hệ thống các dông núi phụ và các suối nước, khá thuận lợi cho khai thác lâm sản những năm qua nên rừng trong khu bảo tồn không đồng nhất, bị chia cắt thành nhiều mảng, nhiều kiểu, nhiều trạng thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khác nhau. Chỉ có đai cao dưới 1090m nên Khu bảo tồn chỉ có 2 kiểu rừng là rừng á nhiệt đới thường xanh núi thấp và rừng nhiệt đới thường xanh.

b. Phân khu chức năng:

Căn cứ để chia các phân khu chức năng:

- Căn cứ vào quy chế quản lí rừng đặc dụng ban hành kèm theo quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 của Thủ Tướng chính Phủ

- Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và tính chất của các hoạt động trong Khu bảo tồn

- Căn cứ vào mức độ tập rung của các đối tượng cần bảo tồn đã được xác định - Căn cứ vào đặc điểm địa hình và phân bố dân cư

Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng có tổng diện tích đất lâm nghiệp 15.637,7 ha chia thành các phân khu sau:

 Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 12.949,7 ha.  Phân khu phục hồi sinh thái: 2.653 ha.  Phân khu hành chính và du lịch: 35 ha.

+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

- Chức năng nhiệm vụ: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là phần lãnh thổ trong Khu Bảo tồn nơi tập trung chủ yếu của các đối tượng bảo tồn, được quản lí chặt chẽ, bảo toàn nguyên vẹn nhằm bảo đảm diễn thế tự nhiên, nghiêm cấm các hoạt động: Làm thay đổi cảnh quan tự nhiên, hoạt động khai thác tài nguyên sinh vật và tài nguyên khác, hoạt động chăn thả gia súc và nuôi các loài động thực vật đưa từ nơi khác tới mà không có trong danh lục động vật của khu bảo tồn, các hoạt động làm ô nhiễm môi trường,...

- Phạm vi ranh giới: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là trung tâm của khu bảo tồn, ranh giới được xác định cụ thể như sau: Từ đỉnh 612 trên đường ranh giới giữa huyện Hoành Bồ và huyện Ba Chẽ theo đường ranh giới khu bảo tồn về phía Tây đến đỉnh 588 trên đường ranh giới giữa xã Đồng Sơn và xã Kỳ Thượng, từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đỉnh 558 theo đường ranh giới về phía Nam đến đỉnh 451 rồi theo dông hướng Tây qua ngã 3 suối Khe Cho và Minh Cầm. Từ ngã ba suối theo hướng Tây Nam đến đỉnh 513, từ đỉnh 513 theo dông hướng Bắc về núi Đèo Gốc rồi đến đỉnh 479 trên đường ranh giới Khu bảo tồn. Từ đỉnh 479 trên đường ranh giới Khu bảo tồn theo dông hướng Đông Bắc qua đỉnh núi Đèo Sen đến đỉnh 450. Từ đỉnh 450 theo dông hướng Đông qua đỉnh 448 đến đỉnh 630. từ đỉnh 630 trên đường ranh giới xã Vũ Oai và Đồng Lâm theo dông hướng Đông Nam đến ngã ba suối chảy về Khe Tây. Từ ngã ba suối theo dông hướng Đông Nam lên đỉnh 541 trên đường ranh giới 2 xã Vũ Oai Hòa Bình. Từ đỉnh 541 theo dông hướng Đông Nam đến gặp suối Đông Mo, theo suối Đông Mo đến gặp suối lớn chảy về Hồ, từ ngã ba suối theo dông hướng Đông Bắc lên đỉnh 600, từ đỉnh 600 theo ranh giới lưu vực hồ vè núi Thác Cát gặp ranh giới khu bảo tồn và về đỉnh 612 ban đầu

- Diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 14.454 ha bao gồm phần sườn trên và đỉnh của dãy núi chính là Khe Ru- Đèo Mo. Rừng tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 12.577 ha chiếm 87,0% tổng diện tích tự nhiên phân khu và bằng 73,5% diện tích rừng tự nhiên trong phạm vi khu bảo tồn. Như vậy phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là nơi tập trung rừng tự nhiên và là môi trường sống của hầu hết các loài động thực vật trong khu bảo tồn

+ Phân khu phục hồi sinh thái

- Chức năng nhiệm vụ: Phân khu phục hồi sinh thái là phần lãnh thổ thuộc khu bảo tồn, là nơi ngoài nhiệm vụ bảo vệ nghiêm ngặt để rừng diễn thế tự nhiên còn được áp dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh như khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên, trồng bổ sung các loài cây bản địa,...nhằm nhanh chóng phục hồi hệ sinh thái, phục hồi rừng, mở rộng nơi sống của hệ động thực vật. Tổ chức các hoạt động phát triển kinh tế nhằm ổn định đời sống của người dân sống trong khu bảo tồn. Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp cố định, chấm dứt du canh du cư, hướng dẫn kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây trồng vật nuôi nâng cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giá trị sử dụng đất,....giúp người dân không còn lệ thuộc vào các sản phẩm khai thác từ rừng tự nhiên để bảo vệ nguyên vẹn khu bảo vệ nghiêm ngặt.

- Phạm vi ranh giới và diện tích các loại đất đai: Theo ranh giới đã miêu tả trong phần trên, phân khu phục hồi sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn- Kỳ Thượng có diện tích 5.875ha bao gồm 2 phân khu sau:

Phân khu I ở phía Tây Bắc, diện tích 550ha thuộc xã Đồng Sơn

Phân khu II ở phía Nam diện tích 5.325ha trong đó xã Đồng Lâm 1195ha, xã Vũ Oai 1580 ha, xã Hòa Bình 2550 ha.

Bảng 4.1: Thống kê diện tích các loại đất đai khi mới thành lập của Khu BTTN

Hạng mục Tổng cộng Diện tích các xã (ha) Đồng Sơn Kỳ Thƣợng Đồng Lâm Oai Hòa Bình Tổng diện tích tự nhiên 17.792 4.035 3.705 4.812 3.154 2.086 I. Đất rừng đặc dụng 15.400 3.370,4 2.085 4.728,4 3.134,2 2.082 1. Đất có rừng 12.836,3 2.654,1 1.800,4 3.801,3 2.880,9 1.699,6 Rừng tự nhiên 12.355,1 2.642,1 1.737,1 3.539,1 2.764 1.672,8

Rừng trồng 481,2 12 63,3 262,2 116,9 26,8

2. Đất không có rừng 2.563,7 716,3 284,6 927,1 253,3 382,4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lí rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)