- Tiêu chí 4: Bình đẳng về quyền lợi Lợi ích của các bên phải được tôn trọng theo thoả thuận trong hợp tác Các bên được hưởng quyền lợi theo vai trò đối với các hoạt
Ban Đồng quản lý cấp xã
4.4.4. Nhóm giải pháp khoa học-công nghệ
a. Phát triển và áp dụng các mô hình kinh doanh rừng có hiệu quả cao đã có sẵn và thực hiện trình diễn các mô hình mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Người dân sống trong khu bảo tồn Đồng Sơn- Kỳ Thượng do trình độ và điều kiện kinh tế hạn chế nên phương thức canh tác vẫn lạc hậu, nguồn nguyên liệu chủ yếu là lấy từ rừng từ đất đai, giống đến nguồn dinh dưỡng. Mặt khác họ chưa quan tâm đến và đầu tư thời gian vào sản xuất nông lâm ngiệp mà đầu tư thời gian vào việc khai thác, săn bắt lâm sản do nguồn lợi thu lại nhanh, thời gian chi phí thấp. Nên nhiệm vụ đồng quản lý rừng cần triển khai áp dụng các mô hình đã có hiệu quả kinh tế cao mà đã được thực hiện tại các địa phương khác hay đang manh nha trong cộng đồng trên địa bàn nghiên cứu như mô hình Vườn- Chuồng- Ruộng- Rừng. Khả năng thành công của mô hình này rất cao khi áp dụng vào địa bàn để thực hiện đồng quản lý rừng và sẽ giải quyết một số vấn đề sau: cải thiện sinh kế người dân thông qua cải thiện sinh kế và thu nhập của người dân thay đổi nhận thức và tư tưởng phụ thuộc quá nhiều vào rừng từ đó nguồn đa dạng sinh học có thể được duy trì; diện tích phá rừng giảm, các vi phạm về ranh giới giảm khi người dân giảm do họ chỉ tập trung canh tác trên các diện tích đã có sẵn và được quy định, quy trình sản xuất và các sản phẩm trong chu trình được tận dụng để làm nguyên liệu phục vụ cho mắt xích phía sau nên sẽ không còn tác động đến rừng; sự hỗ trợ từ nhà nước và từ các nguồn lực bên ngoài để họ có thu nhập và công ăn việc làm ổn định là một động lực để họ đầu tư thời gian và tài chính để quay trở lại việc bảo vệ rừng.
Để thực hiện được điều này cần phải huy động các nguồn lực hiện có trong địa bàn, phát huy tối đa chính sách hỗ trợ từ nhà nước về thực hiện nông thôn mới và sự tham gia của người dân. Các bước tiến hành bao gồm: Khảo sát thực trạng, lên kế hoạch, tuyên truyền vận động, cho người dân tham gia học tập kinh nghiệm tại các mô hình có hiệu quả được lựa chọn, hỗ trợ các nguồn lực tập huấn và áp dụng vào thực hiện, giám sát đánh giá và rút kinh nghiệm.
b. Tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến lâm
Hệ thống khuyến nông lâm ngư tại tỉnh Quảng Ninh đã thành lập như một cơ quan nhà nước hoạt động về mặt hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực nông lâm nghiệp được phát triển từ cấp xã đến tỉnh. Tuy nhiên về phương thức vẫn mang nặng tính quản lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhà nước và hình thức chưa đi vào thực tế và thời gian gần đây hoạt động cầm chừng vì ngân sách và nhân lực còn hạn chế chủ yếu phụ thuộc vào các dự án hỗ trợ từ phía nhà nước hoặc các tổ chức. Do đó công tác này chưa có nhiều đóng góp cho việc cải thiện sinh kế cho người dân địa phương. Khi đồng quản lý được thực hiện nhóm giải pháp về khoa học- công nghệ thì cần gắn liền các giải pháp phát triển mô hình ở trên với việc tăng cường hoạt động khuyến nông khuyến lâm. Hoạt động này cần hoạt động mang tính chiến lược, thường xuyên theo kế hoạch đã xây dựng và thiết kế nhằm cải thiện trình độ nhận thức người dân trong lĩnh vực sản xuất và phát triển nông lâm nghiệp, thúc đẩy áp dụng các công nghệ- khoa học mới vào trong sản xuất trong các lĩnh vực cải thiện giống cây trồng vật nuôi, sử dụng các loại phân bón và thuốc trừ sâu phù hợp, lựa chọn phương pháp canh tác bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp thông qua chế biến và bảo quản các sản phẩm này. Công tác khuyến nông lâm nghiệp cũng cần chú trọng đào tạo và hình thành mạng lưới học tập và thúc đẩy áp dụng kiến thức vào sản xuất đến tận người dân ở các thôn.
c. Giải pháp về đồng đánh giá các giá trị bảo tồn thiên nhiên
Hoạt động đánh giá các giá trị bảo tồn đã được ban quản lý khu bảo tồn kết hợp với các tổ chức quản lý và các nghiên cứu đã tiến hành thực hiện nhiều trong thời gian vừa qua tuy nhiên các thông tin này chỉ được chia sẽ trong các cơ quan quản lý với nhau mà chưa được chia sẽ với người dân. Một trong các chủ thể tham gia quản lý rừng và là yếu tố tham gia các hoạt động gây ảnh hưởng đến công tác bảo tồn trong khu vực và mâu thuẫn với các cơ quan quản lý nhà nước. Do đó việc đánh giá các giá trị bảo tồn cần có sự tham gia của người dân là một trong các giải pháp hỗ trợ cho các nhóm giải pháp khác bảo tồn thành công. Việc đánh giá các giá trị bảo tồn sẽ hướng tới các mục tiêu sau: nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về hệ sinh thái, số lượng, giá trị các nguồn lâm sản và các yếu tố đe dọa đến quá trình bảo tồn; giúp người dân hiểu được các giá trị khác của khu bảo tồn ngoài những giá trị đơn thuần mà vẫn tồn tại trong suy nghĩ của người dân; tăng cường trao đổi thông tin và học học lẫn nhau giữa các nhóm cộng đồng và với cán bộ quản lý về các kiến thức bảo tồn rừng; thúc đẩy quá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trình người dân lập kế hoạch cam kết thực hiện các hoạt động bảo tồn rừng từ phía người dân; thông tin thu thập được từ quá trình đánh giá được chia sẽ với người dân để họ tham gia việc giám sát định kỳ.
Phương pháp thực hiện: tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, chia sẽ thông tin và huy động sự tham gia của người dân vào việc tham gia đánh giá các giá trị bảo tồn, lập kế hoạch đánh giá, xây dựng các chỉ số và phương pháp đánh giá, tập huấn và chuẩn bị công tác thực địa cho việc đánh giá, tổ chức đánh giá có sự tham gia, tổng hợp thông tin và xây dựng báo cáo, chia sẽ thông tin và lưu trữ thông tin, theo dõi giám sát sự thay đổi của các giá trị trong khung chỉ số, tổ chức các cuộc tái đánh giá.
d. Giải pháp về giám sát sinh học có sự tham gia
Trong các giá trị bảo tồn rừng có giá trị sinh học là giá trị nhạy cảm và mâu thuẫn với các nhóm giá trị khác, việc biến động và thay đổi cũng diễn ra khá phức tạp do đó cần có sự giám sát, tuy nhiên lực lượng làm chuyên môn để tham gia giám sát một cách thường xuyên và cụ thể giá trị này là thiếu, do đó cần một lực lượng hỗ trợ không nhỏ từ phía người dân. Khi triển khai đồng quản lý rừng thì cần cân nhắc giải pháp này trong việc bảo tồn da dạng sinh học vì đây là nguồn lực nghiên cứu tại chỗ và có sẵn trong cộng đồng, dễ dàng huy động khi cần. Để thực hiện được nhiệm vụ này cần có các hoạt động sau: huy động sự tham gia của người dân đặc biệt là người có kinh nghiệm và kiến thức về sinh học, các phương pháp thống kê và ghi chép, có kỹ năng quan sát và theo dõi; cùng người dân xây dựng kế hoạch, chỉ số và phương pháp giám sát; lập tuyến, khu vực giám sát; duy trì, nâng cao năng lực và có các chính sách hỗ trợ cho nhóm chuyên gia cộng đồng này.
Thành phần tham gia giám sát
- Phòng khoa học kỹ thuật Khu BTTN: trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện, tổng hợp thông tin công tác giám sát đa dạng sinh học trên địa bàn xã.
- Nhân viên các trạm kiểm lâm tham gia và hướng dẫn người dân - Đại diện Ban đồng quản lý rừng cấp xã và cấp thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Nhóm người dân được lựa chọn trong cộng đồng có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp như những nguời có kinh nghiệm, hiểu biết về các đối tượng giám sát để tham gia, ví dụ như thợ săn giỏi có thể tham gia giám sát thú, người khai thác gỗ và các lâm sản ngoài giỏi có thể tham gia giám sát thực vật.
Đối tượng giám sát
- Giám sát thực vật rừng: Diện tích rừng và cấu trúc rừng, trạng thái hệ sinh thái và đặc điểm sinh học cây rừng, khả năng tái sinh và tình hình phát triển về trữ lượng.
- Giám sát động vật: Thành phần loài/nhóm, số lượng mỗi loài/nhóm động vật trong Khu BTTN, tập tính, diễn biến nguồn thức ăn, khả năng sinh sản và phát triển.
Phương pháp giám sát
- Đối với diện tích thảm thực vật rừng, dùng phương pháp thống kê trên mặt đất có người dân cùng tham gia, nhằm giúp Ban quản lý Khu BTTN. theo dõi sự biến động và cập nhật diện tích rừng hàng năm. Những loại biến động cần phải thống kê là: Diện tích rừng được phục hồi; Diện tích rừng mất đi do khai thác, cháy, làm rẫy, khai thác.
- Đối với giám sát động vật: Xác định xu hướng biến đổi của quần thể động vật bằng phương pháp điều tra theo tuyến. Lập 3 tuyến điều tra cố định trên các đường đi bộ qua các trạng thái rừng già, rừng thứ sinh để kết hợp quan sát một số loài động vật như Gấu ngựa, Hoẵng, Khỉ vàng,.... Xác định và đánh dấu điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối của tuyến quan sát sử dụng cho điều tra nhiều lần. Điều tra theo mùa, mỗi mùa điều tra 3 lần vào một thời điểm ban ngày hoặc ban đêm được xác định trước. Trên tuyến, quan sát sự xuất hiện của các loài, tiếng kêu, dấu vết, phân, để xác định độ phong phú quần thể theo từng loài.
- Giám sát thú nên có sự phối hợp của các thợ săn giỏi có kinh nghiệm đi rừng trong các thôn. Họ phải được coi là thành viên chính của nhóm giám sát, cùng xác định các tuyến điều tra, cùng tham gia giám sát ngoài thực địa.
e. Giải pháp về đồng quy hoạch sử tài nguyên đất dụng đất và tài nguyên rừng.
Theo kết quả điều tra cho thấy việc quy hoạch sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu còn tồn tại một số vấn đề sau cần giải quyết:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Một là các chính sách về quản lý đất và sử dụng đất nhà nước chưa được phổ biến đến người dân, các quy hoạch sử dụng nguồn tài nguyên đất chưa công bố cho người dân trên địa bàn.
Hai là việc phát triển các quỹ đất dùng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội và tái định cư chưa được chú trọng.
Ba là các tiêu chí phân loại đất và mục đích sử dụng chưa thực sự hợp lý, chiến lược sử dụng đất công chưa rõ ràng.
Bốn là chưa xử lý tốt các vi phạm về lấn chiếm đất rừng, chuyển mục đích sử dụng, mua bán đất trái pháp luật.
Từ các thực trạng đó Đồng quản lý rừng cần sử dụng giải pháp quy hoạch, quản lý tài nguyên đất và tài nguyên rừng theo hướng sau:
- Xây dựng chiến lược sử dụng đất một cách bền vững mang tính dài hạn cho từng giai đoạn, mỗi giai đoạn ít nhất là 5 năm.
- Rà sát, đo đạc, quy hoạch, vẽ bản đồ sử dụng đất trên toàn huyện theo chiến lược đã đề ra.
- Xây dựng tiêu chí rõ ràng của từng loại đất theo hướng dẫn và quy định của nhà nước về quản lý tài nguyên đất
Tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật của chính phủ về quản lý tài nguyên đất đến các hộ gia đình, hướng dẫn cụ thể các thủ tục về đăng ký, chuyển đổi, sang nhượng, mua bán quyền sử dụng đất đến tận các thôn
Công khai các bản quy hoạch sử dụng đất và chỉ rõ các ranh giới của từng khu đất được dùng cho mục đích bảo tồn như cắm bản quy hoạch chi tiết tại trung tâm huyện, xã tăng cường cắm mốc ranh giới khu bảo tồn.
Giám sát việc thực hiện luật đất đai, xử lý nghiêm các vụ vi phạm luật đất đai. Có kế hoạch thu hồi, sử dụng, phục hồi các diện tích lấn chiếm, khai thác trái phép.
f. Giải pháp về phục hồi sinh thái - Nuôi dưỡng rừng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Mục đích nhằm phục hồi các hệ sinh thái rừng đã ít nhiều bị tác động, cấu trúc tầng tán bị phá vỡ.
+ Các giải pháp: Điều tra xác minh, đóng bảng, mốc, lập hồ sơ giao khoán cho hộ bảo vệ thông qua các hợp đồng kinh tế.
+ Biện pháp kỹ thuật: Chủ yếu là khoanh giữ để phát triển tự nhiên, phục hồi, ngăn chặn các tác động tiêu cực đối với rừng như chặt phá, làm nương rẫy, lửa rừng. Tăng cường bảo vệ cây giống bố mẹ, vệ sinh phòng trừ sâu bệnh cho cây rừng và diện tích bị tổn thương.
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên:
+ Mục đích nhằm tận dụng khả năng tái sinh và diến thế tự nhiên để phục hồi rừng.
+ Đối tượng gồm toàn bộ diện tích đất trống IB, IC có khả năng tái sinh để phục hồi rừng.
+ Giải pháp thiết kế khoanh nuôi phục hồi rừng cho từng lô, khoảnh, tiểu khu. + Biện pháp kỹ thuật chủ yếu là khoanh nuôi để tận dụng khả năng tái sinh và diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng thông qua các biện pháp ngăn chặn sự phá hoại của con người, gia súc và lửa rừng.
- Trồng rừng:
+ Mục đích góp phần làm tăng diện tích rừng trong Khu BTTN, đồng thời tạo công ăn việc làm cho cộng đồng nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống nhân dân.
+ Đối tượng gồm diện tích đất trống và nương rẫy không cố định.
+ Giải pháp: Chọn loại cây trồng chủ yếu là cây bản địa lấy từ rừng tự nhiên.
- Làm giàu rừng:
+ Mục đích nhằm nâng cao chất lượng rừng nghèo kiệt, rừng khoanh nuôi tái sinh bằng cách trồng bổ sung một số loài cây có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học.
+ Đối tượng là một bộ phận rừng nghèo kiệt không có khả năng phục hồi và một số diện tích khoanh nuôi tái sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Khoanh nuôi bãi cỏ tự nhiên:
+ Mục đích nhằm giữ nguyên hiện trạng sẵn có làm bãi cỏ tự nhiên cung cấp thức ăn cho một số loài chim, thú trong Khu BTTN.
+ Đối tượng là bãi cỏ tự nhiên trạng thái IA, IB thuộc khu bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái bằng các giải pháp như khoanh giữ tự nhiên, ngăn chặn đốt nương làm rẫy, lửa rừng.