2 Rừng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới 14.500,7
2.1 Kiểu phụ rừng thứ sinh sau khai thác 14.341,60
2.1.1 Ưu hợp Dẻ, Trám, Lim xanh, Trâm, Chẹo 2.483,74
2.1.2 Ưu hợp Thành ngạnh, Sau sau, Trâm, Dẻ, Kháu,…. 7.560,15 2.1.3 Ưu hợp Thẩu tấu, Me rừng, Sim, Mua, Cỏ lào,... 2.103,61
2.1.4 Ưu hợp cỏ lào, lau, lách, chè vè,.... 2.194,1
2.2 Kiểu phụ rừng trồng thứ sinh nhân tạo 159,1
2.2.1 Ưu hợp thông thuần loài 86,1
2.2.2 Quần hợp keo bạch đàn 73,0
3 Các quần hợp khác 1.241
(Nguồn: Dự án rà soát điều chỉnh đầu tư rừng đặc dụng giai đoạn 2009-2015)
3.1.7. Khu hệ động vật rừng
Khi mới thành lập Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng bước đầu đã giám định, thống kê được trong phạm vi Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng có 249 loài thuộc 79 họ và 28 bộ của 4 lớp động vật là thú, chim, bò sát, ếch nhái như bảng sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.2: Thành phần hệ động vật của Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thƣợng khi thành lập
Lớp động vật Số bộ Số họ Số loài
Thú 8 22 58
Chim 17 44 154
Bò sát 2 9 22
Lưỡng cư (ếch nhái) 1 4 15
Tổng 28 79 249
(Nguồn: Dự án xây dựng Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng)
Theo kết quả đánh giá nhanh Đa dạng sinh học trong Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng vào năm 2011 do nhóm chuyên gia của trường Đại học lâm nghiệp Việt Nam và trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên thực hiện trong chương trình Dự án VCF thì: Khu hệ động vật trong Khu bảo tồn Đồng Sơn - Kỳ Thượng tuy đã chịu sức ép nặng nề từ hoạt động săn bắn của người dân địa phương nhưng vẫn là nơi sinh sống cho nhiều loài động vật, đặc biệt là các loài quý hiếm như Báo hoa mai, Nai, Gấu, .... Từ kết quả điều tra, chúng tôi rút ra một số kết luận cụ thể sau đây:
- Qua quá trình phỏng vấn kết hợp với điều tra thực địa, nhóm điều tra đã ghi nhận sự có mặt của 57 loài thú, thuộc 5 bộ và 18 họ. Trong số này có 16 loài được liệt kê trong danh mục đỏ của IUCN (từ cấp VU trở lên).
- Từ kết quả điều tra thực địa và thông tin thu được qua phỏng vấn nhóm điều tra đã ghi nhận được 135 loài chim tại Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng, thuộc 15 bộ và 40 họ, trong số đó có 4 loài nằm trong sách đỏ của IUCN (từ cấp VU trở lên).
- 31 loài bò sát đã được ghi nhận trong cuộc điều tra, trong đó có 8 loài nằm trong sách đỏ của IUCN (từ cấp VU trở lên).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.3: Thành phần hệ động vật của Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thƣợng hiện nay Lớp Số bộ Số họ Số loài Động vật có xương sống Thú 05 18 57 Chim 15 40 135 Bò sát 2 11 31 Lưỡng cư 2 5 22 Động vật không xương sống Tổng
(Nguồn: Kết quả đánh giá nhanh ĐDSH tại khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thượng 2011)
3.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội
3.2.1.Dân số, dân tộc và phân bố dân cư a. Dân tộc và tập quán a. Dân tộc và tập quán
Dân cư trong vùng gồm 3 dân tộc chính: Dao, Sán Dìu, Kinh. Người Dao chiếm tới 79%. Do tập quán sản xuất chính là làm nương rẫy và khai thác lâm sản và do nhu cầu của đời sống, người dân vẫn vào rừng khai thác lâm sản như: Lấy gỗ sử dụng, gỗ làm củi, cây thuốc, động vật,….Do chưa có tập quán trồng rừng lấy củi, trồng cây thuốc quanh nhà và chăn thả gia súc có người giám sát cho nên những hoạt động trên đã gây ra nhiều khó khăn và cản trở quá trình phục hồi hệ sinh thái rừng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên thực vật của Khu BTTN.