Cách tiếp cận và phương hướng giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lí rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 28 - 29)

- Đề tài bắt đầu từ việc tìm hiểu các thông tin về đồng quản lý rừng và khảo sát tổng thể khu vực nghiên cứu để chọn ra được địa điểm nghiên cứu phù hợp nhất với các yêu cầu đặt ra.

- Phát triển bền vững đang là yêu cầu và đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Quản lý rừng bền vững là một trong những nội dung có vai trò vô cùng quan trọng. Để tìm ra được một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại khu vực nghiên cứu thì cách tiếp cận của đề tài là tiếp cận tổng hợp. Ngoài việc phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện đồng quản lý tại khu vực, đề tài còn quan tâm đến việc đánh giá các tiềm năng của đồng quản lý. Đặc biệt chú ý đến chế độ hưởng lợi của các bên tham gia và cách giải quyết các mâu thuẫn còn đang tồn tại trong công tác quản lý.

- Đồng quản lý là việc quản lý rừng có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, người dân, cộng đồng xã hội. Cho nên để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các bên tham gia thì cần phải tiếp cận từ đa phương.

- Đề tài kế thừa các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đồng thời tiến hành điều tra thu thập bổ sung các thông tin sơ cấp. Trên cơ sở đánh giá, phân tích các kết quả này, đề tài đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại địa phương theo hướng phát triển tài nguyên rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Triển khai thực hiện các nội dung nghiên cứu vai trò của tác giả là hỗ trợ còn các đối tác là người thực hiện chính (đồng quản lý trên cơ sở tự nguyện của các đối tác và chính họ xây dựng và thực hiện sau này).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lí rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 28 - 29)