- Vai trò của các cơ quan khoa họckỹ thuật, nhà khoa học và nhà đầu tư:
Ủy ban nhân dân
nhân dân xã Đồng Lâm Khu bảo tồn thiên nhiên CĐ thôn, tổ chức thôn, xã Chi cục, hạt kiểm lâm Các tổ chức KH-KT- TC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhiều hơn. Kiến thức bản địa được coi là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa, hoặc của một cộng đồng dân tộc (Warren, 1995) tồn tại và phát triển trong từng hoàn cảnh cụ thể với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng ở một vùng địa lý (Luise, 1998).
Fisher, 1993 [25] cho rằng thể chế (thiết chế) bản địa là tổng hợp những tiêu chuẩn và ứng xử tồn tại qua thời gian nhằm phục vụ những mục tiêu có giá trị tập thể.
Theo Ulrich Apel thì thể chế truyền thống quản lý tài nguyên là những cơ chế do dân địa phương tự tổ chức để bảo vệ hoặc phát triển các nguồn tài nguyên.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về kiến thức bản địa cũng đã bắt đầu được quan tâm, trong đó có một số liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng. Các nhóm cộng đồng được nghiên cứu chủ yếu là các nhóm dân tộc Kinh, Mường, H’mong (Mèo), Tày, Nùng, Thái (ở vùng núi phía Bắc) và J’rai, M’nông ở Tây Nguyên hay Cơ Tu ở Thừa Thiên – Huế. Các công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Thường (2003), Lê Thị Diên (2002), Hoàng Xuân Tý (2000), Lê Trọng Cúc (1998), Hoàng Cầm (1998), Vương Xuân Tình (1998), Nguyễn Thị Quỳ (1998) và của nhiều tác giả khác là những nghiên cứu cụ thể về kinh nghiệm và thực hành bản địa, nghiên cứu về luật tục. Những nghiên cứu này cho thấy kiến thức bản địa là nguồn lực quan trọng đối với bảo tồn và phát triển nếu chúng được phát huy và kết hợp sử dụng với các kiến thức khoa học tiên tiến, phù hợp (Hàn Tuyết Mai, 2004).
b. Kiến thức bản địa và thể chế của cộng đồng dân cư xã Đồng Lâm
Xã Đồng Lâm có 3 dân tộc sinh sống là Dao, Sán Dìu và Kinh, trong đó dân tộc Dao chiếm đại đa số. Các dân tộc ở đây có mối quan hệ rất gần gũi và ngôn ngữ Kinh và tiếng Kinh là chính trong giao dịch. Hiện nay do sự phát triển của xã hội mà hầu hết ngôn ngữ và lối sống ở đây đã được Kinh hóa. Theo điều tra về lịch sử các thôn, buôn thì trước chiến tranh người dân của xã sinh sống hầu hết ở các khu vực rừng già (nay thuộc vùng lõi của Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng). Hiện nay họ định cư cố định và đã hình thành nên các thôn bản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Người dân ở đây có cuộc sống chủ yếu dựa vào hoạt động canh tác nương rẫy. Trước đây do cuộc sống du canh du cư nên nương rẫy không cố định. Hiện nay, nhờ những chính sách của Đảng và nhà nước nên đa số người dân đã sống định cư và canh tác trên các nương rẫy cố định. Người dân biết cách chiếm hữu đất để làm nương rẫy. Việc làm nương rẫy được thực hiện bởi người đàn ông vì họ có kinh nghiên lựa chọn nương rẫy hơn như: Nương rẫy tốt là có tầng đất dày có màu nâu xẫm, dày, xốp, ít đá, đất gần nhà, gần nước tưới, gần đường giao thông. Hiện nay người dân hầu hết đều có một diện tích rừng để kinh doanh trồng cây lâm nghiệp trong đó cây trồng chủ yếu là cây keo
d. Kiến thức và thể chế trong hoạt động hái lượm
Tập quán hái lượm vẫn được duy trì cho tới nay. Trong vườn và trên nương rẫy, người dân biết trồng một số những loại rau quả như bí, đu đủ, khoai lang, mít. Rau rừng được lựa chọn qua nhiều thế hệ và được sử dụng hàng ngày như lá lốt, lá rau bao, môn suối, măng các loại,...và nhiều loài rau khác. Tài nguyên trong khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng rất phong phú và có tính đa dạng cao, có nhiều loài cây LSNG cho giá trị cao thường xuyên được người dân vào thu hái như Ba kích, nấm lim, hà thủ ô,.... Trong quá trình hái lượm rau, quả và nguồn LSNG người dân trong vùng luôn bảo nhau biết cách khai thác một cách hợp lí như không lấy cây chưa đủ kích thước chất lượng, loại còn non, đảm bảo việc tái sinh bằng cách vùi dây lấp gốc lại sau khi khai thác (các loài củ), đối với những loại hoa quả thì không được chặt hạ cây để thu hái. Để đến mùa sau lại vào khai thác
e. Kiến thức và thể chế trong săn bắt
Trước đây do cuộc sống tự cấp, tự túc nên nguồn thực phẩm hàng ngày kiếm được của người dân các xã trong Khu bảo tồn là dùng bẫy để săn bắt. Trong gần đây, họ dùng súng quân dụng và súng săn. Người dân biết tự chế và dùng nhiều loại bẫy khác nhau như bẫy thò,bẫy tròng chân, bẫy thòng lọng cổ, bẫy kẹp. Người dân hiểu rất rõ tập tính của các loài động vật là đối tượng săn bắt, như nơi kiếm ăn, nơi ngủ, nơi uống nước, mùa sinh đẻ, mùa hoẵng về, hay mùa cầy, mùa rắn ra sưởi nắng kiếm thức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ăn...Người dân thường tổ chức săn bắt đơn lẻ hoặc theo từng nhóm từ 2- 5 người, mỗi đợt đi săn khoảng 1-5 ngày, nhưng cũng có khi là hàng tuần trời. Việc săn bắt diễn ra hầu như là quanh năm.
Trước đây người dân thường săn bắn để lấy thịt làm thực phẩm trong gia đình và để cùng nhau chia thịt ăn uống. Người săn con thú được giữ lại xương đầu để cung thần, còn nếu là chim thì giữ lại mỏ và chân làm kỷ niệm. Những kỷ vật này được cài lên mái nhà. Ngày nay, một số tập quán đã mai một. Động vật đã trở thành hàng hoá nên họ không làm thịt chia nhau nữa và ít khi có được những buổi sinh hoạt ăn uống tập trung như trước. Tuy nhiên, những hiểu biết của người dân về tập tính của động vật vẫn được lưu truyền. Một số quy định mới được hình thành như không làm bẫy thò vì nguy hiểm đối với người đi rừng.
f. Hệ thống quản lý thôn làng
Trong xã hội truyền thống thì người dân Kinh, Sán Dìu sống thành thôn. Đứng đầu thôn có một chủ làng được bầu chọn từ những người từ 50 tuổi trở lên, có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết trong cuộc sống và xã hội, thông thạo các tập quán, luật lệ của thôn. Chủ làng rất có uy tín, được mọi người kính trọng và nghe theo. Ông chủ trì những việc lớn của làng như hội hè, cưới hỏi, ma chay, cúng lễ thần thánh, xử lý các vi phạm luật lệ của cộng đồng,… Tuy nhiên, trong sinh hoạt xã hội trước đây thì những việc lớn vẫn cần cộng đồng bàn bạc như chuyển làng, chọn làng mới, những dịp cúng lễ lớn.
Ngày nay, chế độ chủ làng không còn tồn tại, thay vào đó là trưởng thôn và ban quản trị thôn chủ trì các công việc của thôn: Từ an ninh chính trị đến các hoạt động sản xuất cũng như các hoạt động xã hội khác. Thôn trưởng được mọi người trong thôn bầu chọn và được chính quyền xã xác nhận và có hưởng chế độ trưởng thôn. Ban tự quản của thôn cũng được hưởng chế độ phụ cấp theo quy định của Nhà nước.
4.3. Đề xuất một số nguyên tắc đồng quản lý tài nguyên rừng tại Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thƣợng. Sơn- Kỳ Thƣợng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ kết quả nghiên cứu với thực trạng địa phương là khu bảo tồn thuộc sự quản lý của nhà nước được chỉ định dưới sự quản lý trực tiếp của ban quản lý khu bảo tồn Đồng Sơn- Kỳ Thượng, chi cục kiểm lâm Quảng Ninh và hạt kiểm lâm Hoành Bồ tuy nhiên do hạn chế về số lực lượng quản lý, trình độ dân trí người dân còn hạn chế, điều kiện kinh tế xã hội còn thấ, sức ép kinh tế lên tài nguyên rừng và tài nguyên thiên nhiên ngày một lớn, lực lượng quản lý chưa được sự ủng hộ hợp tác của các tổ chức ban ngành khác trong việc thực hiện các chương trình phát triển rừng. Từ đó để thúc đẩy sự phối hợp các bên để thực hiện đồng quản lý rừng ở khu bảo tồn Đồng Sơn- Kỳ Thượng, trong nghiên cứu này chúng tôi xin đề xuất một 5 nguyên tắc sau:
Sơ đồ 4.6: Nguyên tắc thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng
Giữa các nguyên tắc thực hiện ở sơ đồ trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có tính kế tiếp, trong mỗi nguyên tắc đều có các tiêu chí, cụ thể như được thể hiện trong bảng 4.13 Đồng quản lý tài nguyên rừng Nguyên tắc tự nguyện Nguyên tắc pháp lý Nguyên tắc bình đẳng Nguyên tắc tài chính Nguyên tắc bền vững
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 4.13: Nguyên tắc thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng 1) Nguyên tắc hợp pháp