KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lí rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 113 - 118)

- Tiêu chí 4: Bình đẳng về quyền lợi Lợi ích của các bên phải được tôn trọng theo thoả thuận trong hợp tác Các bên được hưởng quyền lợi theo vai trò đối với các hoạt

Ban Đồng quản lý cấp xã

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu, đề tài rút ra một số kết luận chính sau đây:

* Đề tài đã xây dựng đƣợc cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên cho Khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thƣợng, trong đó:

- Đồng quản lý dựa trên cơ sở của sự tồn tại tính đa dạng về chủ thể quản lý tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay.

- Đồng quản lý dựa trên cơ sở kết hợp giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững, bảo tồn và phát triển là hai mặt đối lập thống nhất.

- Đồng quản lý dựa trên cơ sở ứng dụng khoa học tiên tiến và kiến thức địa phương, phối hợp lợi ích quốc gia và cộng đồng, bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc và hỗ trợ chiến lược xóa đói giảm nghèo.

- Đồng quản lý dựa trên pháp luật và chính sách của nhà nước khuyến khích người dân và các chủ thể tham gia quản lý tài nguyên rừng.

*Đề tài đã đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng tại Khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thƣợng

- Điều kiện khu vực nghiên cứu thuận lợi cho đồng quản lý như đã có Ban quản lý Khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thượng cùng với sự hỗ trợ của chính quyền và ban ngành các cấp. Tuy nhiên, còn nhiều nguy cơ và thách thức như điều kiện tự nhiên phức tạp, hệ thống và năng lực quản lý còn hạn chế, người dân phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng, hiện tượng khai thác và buôn bán trái phép lâm sản còn phổ biến.

- Các đối tác tiềm năng chính như cộng đồng dân cư, chính quyền thôn xã, các đoàn thể, Kiểm lâm Hoành Bồ, Kiểm Lâm Quảng Ninh và Ban quản lý Khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thượng đều nhận thấy xu hướng đồng quản lý là phù hợp và sẵn sàng tự nguyện tham gia.

*Đề tài đề xuất một số nguyên tắc thực hiện đồng quản lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đẳng, tài chính và bền vững.

*Đề tài đã xác định một số giải pháp thực hiện đồng quản lý tài nguyên tại Khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thƣợng bao gồm các nhóm giải pháp

a. Giải pháp lôi cuốn sự tham gia của cộng đồng vào quá trình thực hiện đồng quản lý tài nguyên thực hiện theo 6 nguyên tắc.

- Tiến trình đồng quản lý đề xuất theo 6 bước. + Lôi cuốn các đối tác tham gia.

+ Đồng đánh giá các giá trị tài nguyên. + Đồng xây dựng, cơ sở, quy chế. + Đồng quy hoạch, xây dựng kế hoạch. + Đồng phân tích cơ cấu tổ chức. + Đồng quản lý tài nguyên rừng.

b. Giải pháp về tổ chức quản lý gồm:

+ Xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức bao gồm Ban đồng quản lý rừng độc lập với Ban giám sát đánh giá. Các bên liên quan hỗ trợ là hệ thống tổ chức quản lý nhà nước từ UBND các cấp, Kiểm lâm, Ban quản lý Khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thượng. Các bên liên quan tư vấn gồm các ban ngành cấp huyện, tỉnh, các cơ quan khoa học trung ương, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong nước và quốc tế.

+ Nâng cao năng lực quản lý thông qua củng cố bộ máy tổ chức, đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ và người tham gia.

- Nhóm giải pháp khoa học - công nghệ.

+ Đồng đánh giá các giá trị tự nhiên cần được bảo tồn nhằm kết hợp khoa học kỹ thuật với kiến thức bản địa, nâng cao nhận thức, xác định mục tiêu bảo tồn và sử dụng tài nguyên rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Đánh giá xu hướng biến động về đa dạng sinh học trên địa bàn thông qua kết quả giám sát đa dạng sinh học có sự tham gia.

+ Tiến hành quy hoạch sử dụng đất, giao đất và quản lý tài nguyên rừng.

+ Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về bảo tồn thiên nhiên, ứng dụng tin học trong quản lý tài nguyên rừng cho các bên có liên quan.

+ Tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, nghiên cứu xây mô hình trình diễn.

c. Nhóm giải pháp cơ chế, chính sách.

+ Ban hành hệ thống các văn bản, quy định về chính sách hỗ trợ đồng quản lý từ cấp tỉnh tới xã, thôn bằng các văn bản, quy định.

+ Xây dựng quy ước bảo vệ rừng cho từng thôn.

+ Xây dựng quy chế nội bộ quy định về hưởng lợi giữa các đối tác và người dân trong quản lý và sử dụng tài nguyên.

d. Nhóm giải pháp kinh tế.

+ Hỗ trợ vốn để phát triển cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.

+ Hỗ trợ vốn để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, giảm thời gian nông nhàn. + Đầu tư cho phát triển kinh doanh tổng hợp nghề rừng.

+ Đầu tư phát triển thêm những diện tích rừng có giá trị kinh tế và sinh thái cao ở đất chưa sử dụng.

+ Đầu tư cho phát triển lồng ghép giữa mục tiêu bảo tồn rừng với mục tiêu phát triển kinh tế.

e. Nhóm giải pháp về vốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Kêu gọi nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ trong và ngoài nước. + Thu hút du lịch sinh thái.

f. Một số giải pháp khác: Giám sát đánh giá, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát triển bền vững cho người dân và các đối tác.

5.2. Tồn tại

Khi nghiên cứu đồng quản lý Khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thượng, một số vấn đề còn tồn tại là:

- Trình độ dân trí của cộng đồng dân cư còn thấp. Vấn đề này có làm nảy sinh sự thua thiệt trong quá trình đánh giá, hiệp thương xây dựng cơ chế đồng quản lý không? Khi trao quyền ra quyết định thực hiện công tác quản lý tài nguyên có thể mâu thuẫn với hệ thống chính sách vĩ mô không? Đến khi nào thì cộng đồng dân cư mới đạt được sự công bằng về dân trí và kiến thức khoa học kỹ thuật so với các đối tác khác?

- Tính phù hợp với khuôn khổ pháp lý của đồng quản lý tài nguyên. Hội đồng quản lý tài nguyên Khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thượng sẽ được công nhận dưới dạng hình thức tổ chức nào, đơn vị hành chính sự nghiệp, hay doanh nghiệp, hoặc là tổ chức phi chính phủ?

- Về chính sách: Cho tới nay chưa có hệ thống chính sách chính thức từ các cấp trung ương tới địa phương hỗ trợ đồng quản lý tài nguyên. Thực tế cho thấy, cộng đồng dân cư quản lý tài nguyên rất hiệu quả, nhưng cho tới nay cộng đồng dân cư chưa chính thức được thừa nhận là một đơn vị cơ sở trong hệ thống quản lý tài nguyên rừng.

5.3. Kiến nghị

Để tiến trình đồng quản lý tài nguyên triển khai thực hiện được ở Khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thượng, đề tài đưa ra một số kiến nghị sau đây:

- 05 xã trong địa bàn quản lí của Khu BTTN và Ban quản lý Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng cần xây dựng một cơ chế chế độ cụ thể cho từng hoạt động của tiến trình đồng quản lý tài nguyên để trình các cấp có thẩm quyên phê duyệt làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động ổn định lâu dài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tỉnh Quảng Ninh cần ban hành các quy định về đồng quản lý tài nguyên và nguồn tài chính hỗ trợ cho đồng quản lý tài nguyên rừng. Nên xây dựng cơ chế thưởng phạt cho các hoạt động bảo vệ rừng. Cần có chế độ hỗ trợ, khuyến khích phát triển khai thác, sử dụng và chế biến một số loại lâm sản ngoài gỗ không ảnh hưởng đến công tác bảo tồn.

- Tiếp tục nghiên cứu và thực hiện các hoạt động tiếp theo của đồng quản lý tài nguyên như: (1) xác định ranh giới thôn, phạm vi sử dụng tài nguyên để hiệp thương về vấn đề sử dụng tài nguyên; (2) giao đất lâm nghiệp; (3) khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung và trồng rừng; (4) thử nghiệm các hoạt động đồng giám sát đánh giá. Từ đó, xây dựng và trình diễn mô hình đồng quản lý tài nguyên rừng làm cơ sở để nhân rộng ra các xã khác của Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng

- Cần có những nghiên cứu thử nghiệm mô hình đồng quản lý ở các xã vùng đệm của Khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thượng để thu hút tất cả các bên liên quan tham gia đồng quản lý.

- Cần có quy định đóng góp, đầu tư cho công tác bảo tồn đối với các doanh nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ du lịch, giải trí, nghỉ dưởng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lí rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Hoành Bồ, Quảng Ninh (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)