b. Dân số, lao động và phân bố dân cư.
3.3. Đánh giá nhận xét chung
3.3.1. Thuận lợi
- Có hệ thống sông suối cung cấp đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và trồng cây công nghiệp.
- Được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước nên kinh tế trong vùng trong những năm gần đây đã có sự tăng trưởng đáng khích lệ, nền kinh tế đang dịch chuyển theo hướng tích cực, đời sống kinh tế nhân dân được cải thiện hơn trước.
- Hạ tầng cơ sở đang được quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng, nâng cao năng lực phục vụ và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.
- Nhân dân các dân tộc sống hoà thuận, có truyền thống lao động rất cần cù, chịu khó, lực lượng lao động dồi dào.
- Có tiềm năng phát triển về lâm nghiệp và du lịch sinh thái.
3.3.2. Khó khăn:
- Địa hình phức tạp, đất nông nghiệp ít, thị trường và giá cả nông sản không ổn định, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Trình độ dân trí thấp, chưa tiếp cận được các tiến bộ, khoa học – công nghệ mới để áp dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp và lưu thông hàng hoá.
- Lực lượng lao động dồi dào, song phần lớn là lao động thủ công chưa qua đào tạo, trình độ canh tác thấp. Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa biết áp dụng kỹ thuật thâm canh trong sản xuất, chủ yếu là dựa vào tự nhiên, cho nên năng suất và chất lượng nông sản thấp.
- Đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, bình quân thu nhập đầu người thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng bước đầu đã hình thành nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu về phát triển kinh tế-xã hội, nhất là đường bộ chưa đạt về tiêu chuẩn cấp đường, đường liên thôn chủ yếu là đường đất, rất dễ sạt lở, đi lại khó khăn vào mùa mưa.
Tóm lại: Qua phân tích đánh giá những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội của Khu BTTN Đồng Sơn- Kỳ Thượng cho thấy bên cạnh những thuận lợi cho sự phát triển bền vững tài nguyên rừng thì vẫn còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, đời sống của người dân nghèo nàn, lạc hậu, sống chủ yếu dựa vào rừng,…làm cho công tác quản lý rừng càng trở nên phức tạp. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng ở đây là rất cần thiết và có ý nghĩa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 4