II. Đất ngoài lâm nghiệp 1241 529,1 684,3 3,8 19,
4.2.2. Những thách thức trong công tác quản lý tài nguyên rừng tại Khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thượng
Đồng Sơn-Kỳ Thượng
Kết quả nghiên cứu tại Khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thượng cho thấy khu vực này tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức đối với công tác bảo tồn tài nguyên được tổng hợp dưới bảng sau:
Bảng 4.3: Nguy cơ và thách thức trong công tác quản lý rừng tại Khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thƣợng
Các mối đe dọa
Mức
độ Mô tả mối đe dọa
Xếp hạng
Phạm vi, ranh giới 9
Khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thượng nằm trên địa phận của 5 xã, giáp ranh với huyện Ba Chẽ, thị xã Cẩm Phả với đường ranh giới dài và diện tích quản lí lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Giáp với các vùng có dân cư sinh sống, trong khi chỉ được biên chế có 17 cán bộ kiểm lâm địa bàn phụ trách tại 04 trạm KL, nên khó có thể đảm đương hết nhiệm vụ. Theo thống kê của khu bảo tồn thì từ năm 2005 đến nay có 187 vụ vi phạm về lấn chiếm ranh giới có giảm so với giai đoạn trước đây nhưng tình trạng này cũng gây nên sức ép rất lớn đến việc quản lý rừng.
Phát triển đường sá dân sinh
8.5
Hiện tại trong vùng lõi của Khu BTTN vẫn còn nhiều hộ dân sinh sống, nên theo đó là việc phát triển đường sá xây dựng cơ sở hạ tầng, là nguy cơ tiềm ẩn cao khi các đối tượng lâm tặc lợi dụng việc xây dựng để tàn phá rừng. Hiện tại đây đang là vấn đề bức xúc hàng đầu tại Khu BTTN, đã có hơn 18 con đường dân sinh mới được người dân và địa phương mở mới và nâng cấp trong 5 năm trở lại đây.
4
Săn bắt động vật hoang dã
9.5
Các hiện tượng dùng súng săn, dùng bẫy đánh bắt động vật vẫn còn tương đối phổ biến. Theo điều tra qua phỏng vấn cho thấy bình quân mỗi thôn có khoảng trên 300 bẫy các loại. Do lợi nhuận về kinh tế mà số lượng người tham gia săn bắt động vật hoang dã trong đó phần lớn là động vật quý hiếm không chỉ người dân bản địa mà còn cả người bên ngoài. Trong khu vực còn hình thành nên các điểm, mạng lưới thu mua động vật hoang dã có tổ chức và quy mô ngày càng tinh vi.
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
gỗ và lâm sản khác
mang lại thu nhập cho người dân, khi mà các khu rừng bị khai thác kiệt quệ thì người dân hướng đến khai thác gỗ tại các xã vùng ven, vùng đệm thậm chí vùng lõi trong địa phận Khu BTTN. Do đặc điểm của khu vực đa dạng về văn hóa và kinh tế- xã hội nên gỗ khai thác được sử dụng cho mục đích như làm nhà, đóng đồ nội thất đặc biệt là dùng làm cột chống cho các lò khai thác than với số lượng lớn từ đó gây tình trạng phức tạp trong công tác quản lý rừng của Khu BTTN. Những người buôn bán gỗ là nhân tố tác động đến người dân trong các xã và những người nơi khác đến khai thác.
Chăn thả gia súc trái phép
7.5
Tập tục chăn thả gia súc tự do của người dân trong vùng có từ lâu và họ vẫn tiếp tục giữ thói quen đó. Gia súc phá hoại các rừng cây non mới trồng, cây tái sinh, gia súc lớn cũng là phương tiện được dùng để vận chuyển gỗ và các loại lâm sản, gây ảnh hưởng tới quá trình phục hồi và phát triển tài nguyên rừng. cũng là phương. Khi số lượng đàn gia súc gia tăng lượng thức ăn giảm đi thì người dân thường xuyên đốt rừng để cho đồi cỏ mọc lấy thức ăn cho trâu bò gây ra hiện tượng cháy rừng trên khu vực bảo tồn.
6
Gia tăng
dân số 7
Tỷ lệ tăng dân số của huyện nói chung và các xã nằm trong khu bảo tồn nói riêng vẫn còn cao, ở mức 16%/năm. Sinh kế người dân chủ yếu dựa vào rừng nên việc gia tăng dân số gây sức ép lớn đến việc sử dụng đất lâm nghiệp, đất ở và khai thác tài nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
rừng trái phép, gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý tài nguyên.
Trình độ dân trí thấp
8
Do trình độ dân trí thấp và không đồng đều, nên việc nhận thức pháp luật về quản lý tài nguyên Khu BTTN Đồng Sơn-Kỳ Thượng gặp nhiều khó khăn, vẫn còn nhiều người dân tham gia chặt phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển, tàng trữ lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép, thậm chí chống người thi hành công vụ, số vụ vi phạm trong năm 2011tăng 22 vụ so với năm 2010 và tăng 32 so với năm 2009. Dân số tăng trình độ dân số thấp nên họ khó để tìm các hình thức sinh kế khác mà chủ yếu tham gia vào khai thác lâm sản nên điều này sẽ tăng thêm áp lực vào rừng trong khu bảo tồn.
5 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội 6.5
Quảng Ninh tuy là tỉnh có nhiều rừng và có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng ko phải là tỉnh vùng cao. Việc giao thông thuận tiện và phát triển đường xá, gần các cửa khẩu và khu tiêu thụ sản phẩm nên càng dễ tiêu thụ các sản phẩm lâm sản được khai thác trái phép từ rừng
8
Tệ nạn
xã hội 5.5
Hiện trong vùng nhiều người còn tồn tại nhiều tệ nạn xã hội như: rượu chè, trộm cắp, nghiện hút, cờ bạc, mê tín dị đoan... đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc thất thoát tiền của các loại tài sản có giá trị trong cộng đồng, mất đất, mất nhà, mâu thuẫn trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cộng đồng nên đã vào rừng khai thác gỗ, săn bắt động vật hoang dã trái phép.
Thiếu lương thực và đốt nương làm rẫy 6
Những tháng thiếu lương thực, các hộ này hầu hết đều sống dựa vào nguồn thu từ rừng.
Nương rẫy là tập quán canh tác của người dân. Ngoài diện tích rẫy luân canh, vẫn còn hiện tượng phá rừng già làm nương rẫy trồng keo hay ngô, sắn.
9
(Ghi chú: Mức độ đe dọa được cho điểm tăng dần từ 1 đến 10)
Một số nguy cơ và thách thức trong công tác quản lý khu BTTN qua phân tích biểu cho ta thấy rằng có các điểm chính sau:
- Những nguy cơ và thách thức về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của khu vực - Về tổ chức và năng lực quản lý của khu bảo tồn
- Năng lực trình độ dân trí của người dân.