Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các cam kết hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu mạng lưới sản xuất điện tử tại đông á – thực trạng và triển vọng (Trang 89 - 90)

II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ VIỆT NAM THAM GIA THÀNH CÔNG TRONG MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT ĐIỆN TỬ

2.1.5. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các cam kết hội nhập quốc tế

Cam kết hội nhập hiện nay của Việt Nam và triển vọng của tiến trình này trong tương lai luôn có ú nghĩa rất quan trọng với các doanh nghiệp khi tham gai vào mạng lưới sản xuất toàn cầu và cả nền kinh tế. Bước sang năm 2009, mặc dù trong điều kiện có nhiều khó khăn về chống lạm phát và ôn định kinh tế vĩ mô, Việt Nam vẫn phải thực hiện một số cam kết nổi bật trong khuôn khổ WTO như sau:

Thứ nhất, lĩnh vực thuế: Trong năm 2009, Việt Nam phải cắt giảm 2000 dòng thuế của hơn 20 nhóm hàng, dựa trên biểu khung thuế nhập khẩu gồm 1221 nhóm hàng hiện hành với mức tối đa khoảng 2%...Việc giảm thuế nhập khẩu sẽ phần nào ảnh hưởng đến thu ngân sách trong ngắn hạn, song việc cắt giảm thuế không những sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu những mặt hàng nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh mà qua đó hàng hóa nước ngoài cũng dễ dàng xâm nhập thị trường Việt Nam

hơn, thúc đẩy khả năng cạnh tranh thông qua chất lượng và giá thành, từ đó đáp ứng ngày một tốt hơn thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam.

Thứ hai, mở cửa thị trường bán lẻ: Theo các cam kết, từ 1/1/2009 Việt Nam cũng chính thức mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ. Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, nên việc cấp phép cho liên doanh phân phối hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài phải tuân thủ các tiêu chí như giao thông, dân cư, môi trường, điều kiện kinh tế địa phương và quốc gia…Tiến tới xây dựng một hệ thống phân phối thống nhất, chặt chẽ nhằm đảm bảo sự lưu thông hàng hóa thông suốt, vừa tạo thuận lợi cho người tiêu dùng, tránh sự xáo trộn thị trường, vừa góp phần hỗ trợ các nhà phân phối trong nước với tiềm lực và khả năng cạnh tranh còn yếu so với các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, việc mở cửa và kiểm soát thị trường bán lẻ phải thông qua các công cụ mà WTO cho phép, phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam.

Việc thực hiện tốt những cam kết chính là cơ sở quan trọng để Việt Nam từng bước tháo gỡ và nới lỏng những trói buộc và cản trở đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ chế kinh tế dựa trên nguyên tắc thị trường, mở cửa và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn, giảm và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như nhiều rào cản khác. Từ đó giúp cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ, nhân công…giữa Việt Nam và các nước được dễ dàng, phù hợp với quy định của các tổ chức/ thể chế kinh tế khu vực và thế giới mà Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia.

Một phần của tài liệu mạng lưới sản xuất điện tử tại đông á – thực trạng và triển vọng (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w