II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ VIỆT NAM THAM GIA THÀNH CÔNG TRONG MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT ĐIỆN TỬ
3.2.2. Tiếp thu công nghệ tiên tiến của nước ngoà
Công nghiệp điện tử luôn gắn liền với sự thay đổi công nghệ, đây là điều không có gì phải bàn cãi. Việc tiếp thu công nghệ tiên tiến của nước ngoài có thể được thực hiện qua con đường chuyển giao công nghệ thông qua FDI của các hãng điện tử lớn trên thế giới, tức là các công ty Việt Nam sẽ đóng vai trò là nhà cung cấp hoặc chi nhánh hoặc liên doanh với các hãng này để tiếp nhận chuyển giao công nghệ.
Tiếp thu công nghệ còn có thể được thực hiện thông qua con đường ssao chép công nghệ, giúp cho các hãng trong nước có tể học hỏi và tiêp thu nhanh chóng công nghệ nhập khẩu hoàn chỉnh hơn nhiều so với việc chỉ nhập khẩu thiết bị hoặc tiếp nhận các nhà máy theo kiểu chìa khóa trao tay. Ở đây có thể giới hạn việc nhập khẩu máy móc chỉ là những máy móc thuộc thế hệ đầu, buộc những nhà máy thế hệ sau phai sử dụng những thiết bị được sản xuất trong nước, sau đó cải tiến cho hiệu quả hơn. Một khi đã tiếp thu và làm quen với công nghệ nước ngoài thì các công ty nội địa có thể tự sản xuất thiết bị riêng cho mình nhằm thỏa mãn nhu cầu trong nước thông qua phát triển R&D nội địa. Nhưng điều này đương nhiên cần phải có một đội ngũ kỹ sư nghiên cứu trình độ cao.
Còn một con đường nữa là các công ty trong nước có thể tiếp thu công nghệ từ các hãng khác nhờ khả năng đạt được từ chuyển nhượng bản quyền. Điều này cũng đòi hỏi công ty tiếp nhận phải có hiểu biết cơ bản về công nghệ để có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả. Đối với trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam, ngoài giấy phép chuyển nhượng sử dụng công nghệ, cần phải có thêm các bản thiết kế chi tiết, hỗ trợ đào tạo kỹ sư để điều khiển máy móc thiết bị. Nếu các công ty có thể chủ động được nguồn nhân lực chất lượng cao thì việc tiếp thu công nghệ qua con đường này sẽ được thực hiện dễ dàng hơn.