Các chính sách phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu mạng lưới sản xuất điện tử tại đông á – thực trạng và triển vọng (Trang 85 - 86)

II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ VIỆT NAM THAM GIA THÀNH CÔNG TRONG MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT ĐIỆN TỬ

2.1.4. Các chính sách phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nhân lực ở đây là việc phát triển nguồn nhân lực nói chung, không chỉ đơn thuần là phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và nhân lực chất lượng cao như đã đưa ra ở trên. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư dài hạn, với một nguồn nhân lực có chất lượng thì khả năng thu hút đầu tư vào các ngành có sử dụng lao động này là rất lớn. Gần đây, một câu hỏi được đặt ra là tại sao phải quay lại trường học? Đưa ra câu hỏi này chính là để giải thích vai trò của giáo dục với tăng trưởng kinh tế. Có hai các mà giáo dục có thể nâng cao khả năng tiếp thu công nghệ của một quốc gia đó là bằng cách mở rộng các kênh tiếp nhận thông tin và phân tích các thông tin mới dựa vào các phương pháp khoa học

hiện đại. Theo quan điểm này, giáo dục đóng một vị trí quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là với các nền kinh tế có cơ hội học hỏi lớn hơn. Chuyển giao công nghệ thông qua mạng lưới sản xuất tạo ra những cơ hội học hỏi như vậy. Nhiều quốc gia Đông Á rút ngắn được thời kỳ công nghiệp hóa do đầu tư mạnh vào giáo dục (ví dụ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore) nhưng cũng có một số quốc gia đang phải đối mặt với sự thiếu hụt lực lượng lao động trình độ cao và dần dần giảm tăng trưởng (ví dụ Malaysia, đặc biệt khi so sánh với Singapore). Riêng đối với ngành sản xuất điện tử, hầu hết công nghệ ngày càng có hàm lượng kỹ năng cao hơn; có nghĩa là nhiều công nghệ hiện đại được các nước đang phát triển tiếp nhận và sử dung không hiệu quả. Ở đây sẽ có hai hướng giải pháp: một là phát triển các công nghệ phù hợp với các nước đang phát triển; hai là tăng cường cung cấp nguồn lao động có trình độ cao hơn tại các nước đang phát triển. Và rõ ràng hướng giải pháp thứ hai sẽ có lý hơn vì giáo dục không chỉ làm cho nguồn lao động có khả năng học tập hiệu quả hơn mà còn cung cấp cho họ nhiều cơ hội học hỏi.

Vậy thì cụ thể đối với trường hợp của Việt Nam, để phát triển giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần chú trọng những điểm chủ yếu sau:

Một phần của tài liệu mạng lưới sản xuất điện tử tại đông á – thực trạng và triển vọng (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w