Tính từ sau cuộc kháng chiến chống Pháp đến giải phóng miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước.

Một phần của tài liệu mạng lưới sản xuất điện tử tại đông á – thực trạng và triển vọng (Trang 30 - 33)

II. THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT ĐIỆN TỬ TẠI ĐÔNG Á 2.1 Quá trình phát triển của mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á

4Tính từ sau cuộc kháng chiến chống Pháp đến giải phóng miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước.

giá trị của các sản phẩm điện tử thường khá mở, dựa trên cơ sở ngắn hạn, phi tập trung và rất nhanh nhạy trong việc kết nối mạng lưới cung cấp. Sản xuất điện tử chính là một đối tượng nghiên cứu tốt nhất cho mạng lưới sản xuất, đặc biệt là mạng lưới sản xuất ở khu vực Đông Á.

II. THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT ĐIỆN TỬ TẠI ĐÔNG Á2.1. Quá trình phát triển của mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á 2.1. Quá trình phát triển của mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á

2.2.1. Giai đoạn từ những năm 1950 đến nửa đầu những năm 1970

2.2.1.1. Bối cảnh kinh tế

Từ cuối thập niên 1950, các nước Đông Á nối tiếp nhau phát triển mạnh với đặc trưng là công nghiệp hoá tiến hành sâu rộng khắp khu vực. Thời kỳ 1950 - 1973 (riêng Việt Nam là 1955 - 1975)4, Nhật Bản là nước có tốc độ phát triển vượt bậc, với GDP bình quân đầu người tăng mỗi năm 8%, như vậy mức sống thực tế của người Nhật Bản cứ 8-9 năm lại tăng gấp đôi. Việt Nam cùng với Trung Quốc và Philippines thuộc vào nhóm phát triển thấp nhất, với mức tăng GDP bình quân đầu người chỉ trên dưới 2%, như vậy các nước này cần tới 35 năm để tăng gấp đôi mức sống của dân chúng. Ba nước có ba bối cảnh chính trị khác nhau nhưng có chung đặc điểm là bối cảnh chính trị đã kìm hãm mạnh sự phát triển của lực lượng sản xuất. Các nền kinh tế còn lại đạt một thành quả đáng

4Tính từ sau cuộc kháng chiến chống Pháp đến giải phóng miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước. nước.

kể, đặc biệt là các nước và lãnh thổ mà vào năm 1979, OECD gọi là các nước công nghiệp hóa mới (NICs) và sau này gọi là các nền kinh tế công nghiệp hoá mới (NIEs) như Hàn Quốc và Đài Loan, v.v… Từ khoảng đầu thập niên 1960, nhiều nước Đông Á đã tiến hành chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu và sang thập niên 1970, NIEs chuyển sang chiến lược hướng về xuất khẩu và bắt đầu cạnh tranh với Nhật Bản trong những ngành công nghiệp có hàm lượng lao động cao. Từ giữa thập niên 1960, tỷ trọng công nghiệp trong GDP của Nhật Bản đã đạt đỉnh cao 35% và dừng lại ở đó trong một thời gian khá dài, trong lúc đó Hàn Quốc đuổi theo Nhật Bản với tốc độ rất nhanh. Các nước ASEAN, đặc biệt là Thái Lan và Malaysia, với một tốc độ chậm hơn, cũng tích cực tham gia vào quá trình công nghiệp hoá tại khu vực này.

2.2.1.2. Tình hình phát triển của mạng lưới sản xuất điện tử

Mạng lưới sản xuất điện tử ở khu vực Đông Á chính thức bắt đầu kể từ những năm 1960 khi mà các công ty đa quốc gia của Nhật Bản và Hoa Kỳ trong lĩnh vực điện tử thành lập (trong một số trường hợp là tái thành lập) các cứ điểm sản xuất tại châu Á, đặc biệt là ở khu vực Đông Á. Việc đầu tư này đi theo hai hình thức cơ bản:

- Thứ nhất, đó là đầu tư vào gia công bên ngoài, đầu tiên tại Hồng Kông và mở rộng ra Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore vào những năm của thập niên 60, thành lập các cơ sở sản xuất hoặc cho nhận thầu các hoạt động sản xuất mà chỉ đơn thuần sử dụng hàm lượng cao lao động giá rẻ (ban đầu bao gồm cả lao động kỹ năng thấp), ví như việc đóng gói và kiểm tra các bộ phận điện tử và bán dẫn. Giá trị gia tăng của các nước nhận đầu tư chủ yếu là nhờ tiền lương của nhân công giá rẻ và việc sử dụng các nguồn lực khác là rất ít; việc đầu tư ban đầu vào các hoạt động này cũng thường tập trung vào các khu kinh tế chuyên gia công để xuất khẩu với rất ít mối liên kết với nền kinh tế của nước đó.

- Đối lập với hướng đầu tư trên là hướng đầu tư của Nhật Bản vào việc sản xuất thay thế nhập khẩu tại một số quốc gia Đông Á, đặc biệt là các sản phẩm

điện tử gia dụng mà các công ty Nhật Bản có lợi thế. Các công ty của Nhật Bản đã thành lập các nhà máy chi nhánh ở một số quốc gia Đông Á, ví dụ hãng Matsushita Electric của Nhật đầu tư vào vùng Selangor, Malaysia vào năm 1965, để vượt qua các rào cản về thuế quan và giành được quyền tiếp cận thị trường địa phương với các sản phẩm tiêu biểu như quạt điện, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh. Đến nửa đầu thập niên 70, tại Đông Á, các công ty Nhật Bản vẫn đóng vai trò là các hãng chỉ đạo trong mạng lưới sản xuất điện tử với đầu tư rộng rãi sang các quốc gia khác như Hàn Quôc, Singapore, Đài Loan và tiêu biểu là Malaysia với khu sản xuất điện tử Penang, cùng với Selangor đã bắt đầu phát triển từ vài năm trước nhờ đầu tư của các tập đoàn điện tử Nhật Bản. Đây chính là cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới sản xuất điện tử khu vực vào giai đoạn ngay sau, từ nửa sau những năm 1970 đến trước khủng hoảng 1997.

2.1.1.3. Đánh giá chung

Giai đoạn này có thể coi là giai đoạn đầu phát triển mạng lưới sản xuất điện tử ở Đông Á với nước dẫn đầu là Nhật Bản – đóng vai trò là người chỉ đạo mạng lưới sản xuất khu vực với FDI vào một số nước có sẵn cơ sở vật chất hơn so với các nước còn lại trong khu vực (Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Malaysia). Sản phẩm của mạng lưới sản xuất khu vực giai đoạn này chủ yếu vẫn chỉ là các sản phẩm điện tử gia dụng, chưa có các sản phẩm điện tử cao cấp. Điều này cũng phù hợp với tình hình phát triển của công nghiệp điện tử trên toàn cầu lúc đó. Việc một số hãng điện tử của Hoa Kỳ bắt đầu đầu tư vào khu vực Đông Á chính là một dấu hiệu cho giai đoạn phát triển nhanh chóng của mạng lưới sản xuất điện tử tại khu vực Đông Á về sau.

2.1.2. Giai đoạn từ nửa sau những năm 1970 đến 1996

Trong thập kỷ 70, hoạt động kinh doanh của Nhật Bản và đầu tư của Nhật Bản về vốn và kỹ thuật đã làm xuất hiện thêm các ngành công nghiệp cần nhiều sức lao động ở các nước công nghiệp mới Đông Á. Từ năm 1972 đến 1976, FDI của Nhật Bản đã chiếm tới 71% tổng đầu tư nước ngoài ở Hàn Quốc; 32% mức tăng trưởng của Hàn Quốc là nhờ vào sự đóng góp trực tiếp của FDI.5 Tại Đài Loan, các công ty thương mại của Nhật Bản đã kiểm soát một nửa giá trị xuất khẩu của Đài Loan trong năm 1978. Tất cả các công ty của Nhật Bản đều định hướng vào xuất khẩu và khuyến khích xuất khẩu. Cơ chế sản xuất định hướng xuất khẩu đã được thúc đẩy bởi FDI của Nhật Bản và hình thành ở châu Á từ cuối những năm 70. Thêm vào đó là sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và chuyển dịch trong nội bộ bộ môn công nghiệp từ những ngành có hàm lượng lao động cao sang các ngành sử dụng nhiều tư bản và công nghệ, tiêu biểu là ngành công nghiệp điện tử, đã đưa nền kinh tế các nước châu Á phát triển với tốc độ cao hơn giai đoạn trước. Trong giai đoạn này, trừ Nhật Bản, Philíppin và Việt Nam, GDP bình quân đầu người tại các nước Đông Á đã tăng vọt so với giai đoạn trước (Đài Loan giữ mức rất cao của giai đoạn trước).

Cuối thập niên 1970, làn sóng công nghiệp châu Á bắt đầu lan sang Trung Quốc và đến giữa thập niên 1980, làn sóng công nghiệp này bước sang giai đoạn mới, có sự thay đổi lớn về chất, với tốc độ cao của công nghiệp hoá tại Trung Quốc, ASEAN và sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ở các nước diễn ra nhanh chóng. Nhật Bản dần dần chuyển sang thời đại sau công nghiệp nhưng vẫn duy trì sức cạnh tranh trong lĩnh vực này nhờ chủ động chuyển dịch cơ cấu công nghiệp sang các ngành có hàm lượng công nghệ, tri thức cao như xe hơi và các sản phẩm điện tử cao cấp, các loại máy móc kết hợp nhiều ngành công nghệ khác nhau. Nhiều cơ sở sản xuất các sản phẩm đồ điện gia dụng như TV, tủ lạnh, máy giặt, và các bộ phận, linh kiện xe hơi, điện tử chuyển nhanh từ Nhật Bản sang các

Một phần của tài liệu mạng lưới sản xuất điện tử tại đông á – thực trạng và triển vọng (Trang 30 - 33)