Các chính sách hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút FD

Một phần của tài liệu mạng lưới sản xuất điện tử tại đông á – thực trạng và triển vọng (Trang 83 - 85)

II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ VIỆT NAM THAM GIA THÀNH CÔNG TRONG MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT ĐIỆN TỬ

2.1.3. Các chính sách hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút FD

Năm 2008 và dự báo năm 2009, nguồn vốn từ bên ngoài có xu hướng đổ vào ồ ạt, bên cạnh mặt thuận lợi và tích cực là chủ yếu, cũng đi liền với những vấn đề phức tạp nảy sinh đối với chống lạm phát và bảo đảm hiệu quả, tính bền vững của tăng trưởng và phát triển. Do vậy, việc tổ chức, quản lý tốt và có hiệu

quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài cả về cơ cấu vốn, cơ cấu đầu tư, đặc biệt FDI là một trọng tâm cần phải được chấn chỉnh, bổ sung. Cần có chính sách và hệ thống các giải pháp định hướng, điều tiết phù hợp với chiến lược phát triển của đất nước, phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Để cải thiện môi trường đầu tư trong thời gian tới cần tập trung vào một số điểm sau:

- Giữ ổn định môi trường kinh tế vĩ mô: Trước tình hình nên kinh tế toàn cầu đang suy thoái thì Việt Nam cũng đứng trước nhiều thách thức như lạm phát, cán cân thanh toán quốc tế, mức độ thắt chặt hay nới lỏng chính sách tiền tệ, áp lực tăng lương. Bên cạnh đó, quản trị rủi ro của hệ thống ngân hàng còn yếu và nợ xấu cũng có thể trở nên nặng nề hơn. Những thách thức này nói lên rằng, Việt Nam cần tiếp tục giữ vững kinh tế vĩ mô, nhất là trong tình hình kinh tế thế giới biến động, suy thoái toàn cầu nghiêm trọng hơn thì các nhà đầu tư mới có thể yên tâm đầu tư vào Việt Nam. Việc giữ ổn định kinh tế vĩ mô bao gồm kiềm chế lạm phát, tiếp tục cắt giảm và kiểm soát đầu tư công, tiếp tục kiềm chế nhập siêu, giữ ổn định tỷ giá hối đoái

- Kiểm soát nạn tham nhũng: Đây là một trong những vấn đề nhức nhối mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài e dè khi đầu tư vào Việt Nam, ví dụ như năm 2008 nổi lên vụ tham nhũng PCI tham nhũng nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Trong năm tới, nhà nước phải siết chặt công tác chống tham nhũng, đẩy mạnh hỗ trợ cho 20 đề án chống tham nhũng đã được đưa ra vào năm 2009.

- Chú trọng vào việc phát triển cơ sở hạ tầng: Hai yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và thương mại của đất nước, có yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh quốc gia đó là năng lượng điện và giao thông. Hệ thống giao thông, cảng biển hiện nay chưa đáp ứng dược nhu cầu ngày càng gia tăng của hoạt động giao thương. Số lượng cảng nhiều song khối lượng vận chuyển thông qua lại thấp. Đó là do tiêu chuẩn, chất lượng cảu phần lớn cảng sông, biển nước ta còn nhiều bất cập. Do

đó, cần nhanh chóng khắc phục, cải tạo, nâng cấp và mở rộng hệ thống giao thông trong nước, có lộ trình nhất định và phải gắn với quy hoạch tổng thể phát triển đất nước.

Một điểm bất cập và yếu kém khác là điện chưa đi trước một bước. Mạng lưới điện của Việt Nam khó có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao trong tương lai gần. Mức độ đảm bảo an ninh năng lượng điện còn thấp và bấp bênh, thể hiện rõ ở biên độ dao động mạnh mẽ của mức thiếu hụt sản lượng điện cả năm. Điện là một trong những đầu vào quan trọng của các doanh nghiệp nhưng việc cắt điện đã và đang diễn ra thường xuyên ở nhiều địa phương, ở nhiều khu công nghiệp khiến nhiều nhà đầu tư tỏ thái độ nản lòng. Trong thời gian tới, chính phủ cần chỉ đạo ngành điện có kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể, đáp ứng nhu cầu vận hành của nền kinh tế; ngoài ra, Chính phủ cũng cần có những động thái tiến tới phá bỏ độc quyền của ngành điện trong cả sản xuất lẫn cung ứng, mở cửa với những ưu đãi cho nước ngoài và các thành phần kinh tế khác dầu tư vào ngành điện.

- Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục trong khâu cấp phép đầu tư, cấp phép kinh doanh, quản lý xây dựng, đất đai, Mở rộng việc áp dụng cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

Một phần của tài liệu mạng lưới sản xuất điện tử tại đông á – thực trạng và triển vọng (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w