Đầu tư tài chính cho các nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN)

Một phần của tài liệu mạng lưới sản xuất điện tử tại đông á – thực trạng và triển vọng (Trang 81 - 83)

II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ VIỆT NAM THAM GIA THÀNH CÔNG TRONG MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT ĐIỆN TỬ

2.1.1.2. Đầu tư tài chính cho các nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN)

công nghệ (KH&CN)

Trong bối cảnh hiện nay, tất cả các quốc gia Đông Á đều nhận thức được tầm quan trọng của nghiên cứu phát triển và đã đầu tư đáng kể vào các viện nghiên cứu công nghệ. Ví dụ như ở Đài Loan có viện Nghiên cứu công nghiệp – một viện nghiên cứu nhà nước hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho ngành công nghiệp điện tử. Các chuyên gia của viện này đã chuyển giao công nghệ sản xuất linh kiện bán dẫn cho tập đoàn vi điện tử và tập đoàn bán dẫn (đây là hai tập toàn lớn trong khu vực). Vậy thì Việt Nam cũng phải dần dần đầu tư vào việc phát triển các viện nghiên cứu, qua đó mới có thể tiếp thu được công nghệ chuyển giao thông qua FDI của các hãng điện tử trong khu vực Đông Á và trên

thế giới, đồng thời mới tăng được sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới.

Có thể nói hiệu quả của hoạt động KH&CN có độ trễ nhất định, không thể đòi hỏi nhìn thấy hiệu quả ngay lập tức. Vì thế người ta mới nói rằng, đầu tư cho khoa học là đầu tư phát triển, đầu tư cho tương lai. Nghiên cứu đã mất nhiều thời gian, đưa kết quả nghiên cứu vào cuộc sống cũng cần có thời gian, để kết quả nghiên cứu phát huy hiệu quả lại cần thêm thời gian nữa. Đây chính là quá trình “thương mại hóa” kết quả nghiên cứu. Một đặc điểm khác nữa là, có nhiều sản phẩm khoa học mang lại hiệu quả lớn nhưng là hiệu quả gián tiếp hoặc vô hình. Ví dụ, một phần mềm diệt virus máy tính. Hiệu quả kinh tế trực tiếp của nó rất khó nhìn thấy. Nhưng ở một nước có khoảng 10 triệu máy tính cá nhân, nếu không có phần mềm diệt virus hiệu quả, khi bị virus tấn công trên diện rộng, chi phí sửa chữa một máy có thể tới vài chục đô la. Nhân lên cả xã hội thì tổn thất là rất lớn, chưa kể thiệt hại do cơ sở dữ liệu quản lý của cả xã hội bị phá hủy, trong khi việc bỏ ra vài nghìn đôla để đầu tư nghiên cứu phần mềm diệt virus có thể cứu được cả chục triệu cái máy tính trên, giảm tổn thất cho xã hội hàng nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh hiệu quả của đầu tư cho KH&CN như đã nói, cần phải thấy rằng có một yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả đánh giá hiệu quả của hoạt động KH&CN, đó là công tác thống kê. Chế độ báo cáo việc sử dụng kinh phí dành cho KH&CN hàng năm của nhiều bộ/ngành, địa phương đã không được thực hiện nghiêm túc, vì thế chúng ta không có đủ dữ liệu thống kê để đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí ngân sách đầu tư cho KH&CN, và như vậy, không thể có giải pháp đúng cho việc phân bổ ngân sách KH&CN cho những năm sau.

Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ 2% tổng chi ngân sách (tương đương ,5% GDP) cho KH&CN của Việt Nam chắc chắn là không ít so với các nước khác nếu đứng ở góc độ tỷ lệ tương đối của kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước, nhưng lại là rất ít nếu đứng ở góc độ đầu tư của toàn bộ nền kinh tế, tính theo giá

trị tuyệt đối và tính trên đầu người. Vấn đề là, chúng ta đã quen với tình trạng kinh phí đầu tư cho KH&CN của Việt Nam hầu như chỉ từ ngân sách nhà nước. Và tiêu tiền ngân sách thì phải tuân thủ những quy định rất chặt chẽ của Luật Ngân sách, nếu không sử dụng đúng mục đích, đúng quy trình, đúng thời hạn thì phải hoàn trả ngân sách nhà nước.

Như vậy, để có thể đầu tư thành công cho việc nghiên cứu khoa học và công nghệ, chính phủ cần ưu tiên là một số việc như sau:

- Thực hiện đồng bộ việc đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN theo hướng tạo quyền chủ động cho nhà khoa học và phù hợp với đặc thù của hoạt động khoa học, hướng dẫn việc lập kế hoạch hàng năm cho các tổ chức KH&CN đảm bảo tính sẵn sàng cao, tăng cường kiểm tra đôn đốc quá trình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN đảm bảo tính hiệu quả và chất lượng nghiên cứu.

- Chính phủ cần giao nhiệm vụ cho Bộ KH&CN để chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho KH&CN. Trước đây, Bộ KH&CN và các sở KH&CN không thể can thiệp vào việc phân bổ và sử dụng ngân sách của địa phương, thậm chí có sở KH&CN còn không được biết hàng năm tỉnh mình được phân bổ bao nhiêu tiền cho đầu tư phát triển KH&CN; vậy thì đến bây giờ việc này phải được thực hiện một cách sát sao hơn bằng cách lập báo cáo tình hình sử dụng ngân sách theo hàng tháng, hàng quý. Nếu phát hiện có tình trạng sử dụng ngân sách lãng phí thì bộ phải kiên quyết xử lý nghiêm, và nếu bắt buộc phải “trả lại ngân sách” thì cũng coi như hành động đáng tuyên dương, hơn là coi đó là biểu hiện của việc yếu kém, khiến ngân sách cho nghiên cứu sử dụng lãng phí vào những chỗ không cần thiết.

Một phần của tài liệu mạng lưới sản xuất điện tử tại đông á – thực trạng và triển vọng (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w