II. THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT ĐIỆN TỬ TẠI ĐÔNG Á 2.1 Quá trình phát triển của mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á
16 Nhà chế tạo thiết bị gốc toàn cầu, thành lập từ năm 1977 tại Hoa Kỳ Vào tháng 10/2007, tập đoàn Flextronics đã mua lại công ty này.
tập trung vào các hoạt động dịch vụ. Một số hãng điện tử nổi tiếng thế giới như Samina-SCI, Solectica, Jabil Circurt cũng chỉ lập một vài nhà máy tại Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan và Thái Lan.
Sau kết quả quan trọng thứ nhất là mở rộng hoạt động sản xuất ra bên ngoài dựa vào các nhà sản xuất theo hợp đồng, thì một kết quả quan trọng thứ 2 cần kể đến trong mạng lưới sản xuất toàn cầu đó là việc sử dụng hệ thống thông tin số hóa để phục vụ hoạt động quản lý mạng lưới đồng thời góp phần xây dựng mạng lưới dịch vụ thông tin toàn cầu. Mạng lưới dịch vụ thông tin toàn cầu thực chất đang bổ sung vào mạng lưới sản xuất toàn cầu với các hoạt động dịch vụ tri thức. Đó là các dịch vụ hỗ trợ kỹ năng sản xuất ra phần mềm máy tính, phát triển khả năng ứng dụng của hệ thống thông tin, mở rộng hoạt động kinh doanh của các cơ sở tại nước ngoài, chuyển giao công nghệ & đào tạo nhân lực có kỹ năng. Hầu hết các cơ sở sản xuất tại Đông Á đang thực hiện các dịch vụ với chi phí thấp nhất, do đó các cơ sở này đã tranh thủ sử dụng mạng lưới thông tin toàn cầu để nâng cấp các dịch vụ của mình. Sự tăng trưởng của mạng lưới dịch vụ công nghiệp điện tử Đông Á phụ thuộc vào sức kéo của thị trường và chính sách của chính phủ. Việc suy giảm của thị trường công nghệ thông tin Hoa Kỳ những năm qua đã tác động mạnh vào nhịp độ tăng trưởng tại Đông Á khiến cho nhiều nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ đã hướng tới thị trường này. Năm 2001, thị trường dịch vụ thông tin tại khu vực này tăng trưởng ngoạn mục so với các khu vực khác. Cụ thể là tăng gấp đôi so với thị trường toàn cầu và tăng gấp 3 so với nhịp độ tăng trưởng tại khu vực Bắc Mỹ. Nguyên nhân chính, một mặt là do mức cầu tăng, mặt khác do các nhà cung cấp địa phương đã tận dụng các cơ hội nâng cao hơn chất lượng dịch vụ và mức độ an toàn trong mạng lưới sản xuất toàn cầu. Các yếu tố này đã thúc đẩy thị trường Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan tăng mức cầu nhập khẩu hàng điện tử từ các nhà sản xuất Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ.
Mạng lưới thông tin toàn cầu đã tạo nền tảng cho các chính sách của chính phủ ưu tiên phát triển các sản phẩm phần mềm có chất lượng cao tại Trung Quốc,
Hàn Quốc, Malaysia, Singapore và Đài Loan. Singapore rất thành công trong việc phát triển công nghiệp phụ trợ ở các địa phương và các hoạt động cung cấp dịch vụ từ xa. Những chính sách này nằm trong một chương trình thống nhất gọi là chương trình Chương trình nâng cấp công nghiệp địa phương và chương trình hướng vào dịch vụ mới. Một trong những sản phẩm của chương trình phát triển này là hệ thống hỗ trợ liên kết phần mềm AG và phần mềm XML (Extensible mark up language) của Đức, để phát triển khách hàng và cho phép khách hàng trong và ngoài nước sử dụng phần mềm XML. Phần mềm AG cung cấp các dịch vụ đào tạo và liên kết công nghệ giúp cho khách hàng sử dụng XML. Công ty Genovate Solutions, ngoài khả năng thiết lập các cơ sở dịch vụ khai thác phần mềm XML, còn tiến hành đào tạo cho các doanh nghiệp và các cá nhân sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác như: SAP, JAVA… phục vụ cho các hoạt động quản trị doanh nghiệp. Điều rất thú vị ở khía cạnh chính sách là Trung Quốc đã đầu tư lớn cho phần mềm dịch vụ thông tin. Chính sách của Trung Quốc đang tập trung phát triển 10 hệ thống phần mềm lớn. Tại Trung Quốc có ba công viên phần mềm quan trọng là Qilu Software Park tại tỉnh Sơn Đông, Shanghai’s Pudong Software Park và Yangtze River Software Belt. Công viên phần mềm Yantze River đã sử dụng 120 nghìn mét vuông đất, tại đó có 165 công ty phần mềm đang hoạt động. Với chức năng phát triển các phần mềm ứng dụng trong truyền thông, an toàn mạng, e-business. Năm 2004, công viên phần mềm này đã xuất khẩu được 277 triệu USD, bằng 1/10 tổng kim ngạch xuất khẩu phần mềm của Trung Quốc. Công viên phần mềm tại tỉnh Sơn Đông sử dụng 6.5km2, năm 2004 có doanh số bán ra là 2.5 tỷ USD. Công viên phần mềm Pudong tại Thượng Hải sử dụng 9.000 mét vuông với mức bán sản phẩm trong năm 2004 đạt 300 triệu USD. Sở dĩ công viên Pudong phát triển rất nhanh vì Thượng Hải là một thành phố công nghiệp rất lớn, công nghiệp điện tử phát triển mạnh, đầu tư cho R&D luôn ở mức cao. Ngoài ra Thượng Hải thực sự đã trở thành một trung tâm công nghiệp hiện đại của Châu Á, về thiết bị và chế tạo và sản xuất ra các loại sản phẩm trung gian.
2.1.2.4. Đánh giá chung
Như vậy, bắt đầu từ giai đoạn sau khủng hoảng, mạng lưới sản xuất điện tử khu vực Đông Á vẫn đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của các quốc gia thành viên cũng như của toàn khu vực. Tuy nhiên, Nhật Bản đã đánh mất dần vị thế dẫn đầu trong mạng lưới sản xuất này. Bản thân Nhật Bản vẫn phải phụ thuộc vào các quốc gia Đông Á như một nguồn cung cấp nhân công giá rẻ nhưng các nước khác trong khu vực đã tiến dần lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị, chứ không chỉ có Nhật Bản, điển hình như trường hợp của Singapore và Trung Quốc. Do tiếp thu được công nghệ từ giai đoạn trước nên nhiều quốc gia Đông Á vẫn tiếp trở thành điểm đến lý tưởng cho các hãng điện tử của Hoa Kỳ và châu Âu.
2.2. Nghiên cứu trường hợp: Trung Quốc trong mạng lưới sản xuất điện tử điện tử
Ở Đông Á, có ba khu vực công nghiệp đang phát triển mạnh là Nhật Bán, Hàn Quốc và Trung Quốc. Trung Quốc là một thị trường khổng lồ. FDI hàng năm tại đây luôn duy trì ở mức cao, hơn 50 tỷ USD một năm. Cho nên đã có nhiều hãng điện tử lớn của Châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ đầu tư vào thị trường này. Trung Quốc với chi phí lao động rẻ, trình độ khoa học công nghệ tương đối cao, đang trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh so với các nước châu Á khác đã có nền công nghiệp điện tử phát triển như: Malaysia, Hàn Quốc. Những năm trước đây, Trung Quốc là nước cung cấp nguồn lao động rẻ. Ngày nay Trung Quốc đang là nơi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, do đã kết hợp được các yếu tổ phát triển như bùng nổ thị trường sản phẩm công nghệ thông tin và dịch vụ, cung cấp không có giới hạn lực lượng lao động lành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin, FDI liên tục tăng, chính quyền địa phương và trung ương luôn cải thiện các chính sách thu hút FDI và nâng cấp các khu vực sản xuất công nghiệp điện tử. Trong ngành công nghiệp điện tử, Trung Quốc đang tập trung sản xuất ba loại sản phẩm, đó là sản phẩm trung gian, máy tính và thiết bị truyền thống. Đầu tư
nước ngoài của Hoa Kỳ tại Trung Quốc trong sản xuất bán thành phẩm chỉ đứng sau mức đầu tư tại Singapore và Malaysia. Tương tự, các hãng điện tử lớn của Nhật Bản cũng đang quyết định đầu tư vào Trung Quốc với mức vốn đầu tư của họ vượt qua mức đầu tư tại Malaysia, Thái Lan và Hàn Quốc. Các công ty của Đài Loan đã mở đường cho các OEM của Hoa Kỳ liên kết các nhà sản xuất tại Trung Quốc với mạng lưới sản xuất toàn cầu. Từ thập niên 1990, họ đã liên tục chuyển hoạt động sản xuất từ Đài Loan vào Trung Quốc đại lục. Kết quả là khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan do các cơ sở sản xuất tại Trung Quốc tạo ra. Các hãng máy tính của Hoa Kỳ như: AMD, Cisco, Compag, Hewlett-packard, Intel, Microsoft, Motorola, SunMicro Systems đều có các chi nhánh sản xuất thiết bị điện tử bán thành phần điện tử tại Trung Quốc. Motorola có 12 chi nhánh tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, nhưng đã thành lập 6 cơ sở sản xuất tại Trung Quốc, nơi có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao nhất. Chi phí lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Trung Quốc thấp, để nâng cao năng lực đổi mới, Motorola đã chọn 1.000 người trong số 13 nghìn người tại các chi nhánh tham gia vào hoạt động trong lĩnh vực R&D. Trung Quốc cũng đang là điểm đến hấp dẫn của các hãng điện tử châu Âu như: Alcatel, Ericsson, Nokia, Philips và Simen. Ví dụ: Nokia đã thành lập một khu công nghiệp tại Bắc Kinh, vơi 15 nhà máy sản xuất điện thoại, cung cấp sản phẩm cho mạng lưới kinh doanh toàn cầu. Khu công nghiệp này được Nokia đầu tư 1.2 tỷ USD, thu hút 15 nghìn người làm việc với tổng doanh thu hằng năm là 6 tỷ USD. Các hãng điện tử của Nhật Bản cũng đang lập những nhà máy lớn tại Trung Quốc, đó là các hãng điện tử có tên tuổi như: Toshiba, Matsushita, Mitshubishi, NEC.
Hoạt động sản xuất bán thành phần đang được đẩy mạnh tại Trung Quốc, với mục tiêu hòa nhập vào mạng lưới sản xuất toàn cầu. Trung Quốc đã rút ra được nhiều bài học từ Malaysia trong sản xuất bán thành phẩm điện tử. Năm 2000, chính phủ Trung Quốc đã đề ra chiến lược đầu tư phát triển sản xuất thiết bị điện tử bán thành phẩm. Những khu công nghiệp sản xuất lớn được hình thành tại Bắc Kinh và Thượng Hải với mức đầu tư lên tới 7 tỷ USD. Trung Quốc hy
vọng tại các khu công nghiệp này sẽ thay thế các vị trí của các công ty Hoa Kỳ trong hoạt động sản xuất thiết bị điện tử và bán thành phẩm. Nhưng đến nay, các hãng sản xuất điện tử của Trung Quốc vẫn phụ thuộc công nghệ của Hoa Kỳ. Hoạt động sản xuất thiết bị điện tử và bán thành phẩm năm 2000 đang tăng trưởng 42%, xuất khẩu tăng 35%, đạt giá trị 2.1 tỷ USD. Tăng trưởng cao là do các hãng nước ngoài đầu tư tới 94% số vốn. Sau năm 2001, sản xuất thiết bị điện tử và bán thành phẩm vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao, các sản phẩm của Trung Quốc đang được tiêu thụ trên các thị trường thế giới và thị trường trong nước. Thực chất, năng lực sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm này trên thị trường thế giới của Trung Quốc chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Năm 2005, mức bán ra các thiết bị điện tử và bán thành phẩm của Trung Quốc đạt 9,7 tỷ USD chiếm 2% thị trường toàn cầu và đáp ứng 30% nhu cầu của thế giới.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất Trung Quốc đang gặp phải mối đe dọa từ nhà sản xuất thiết bị và bán thành phẩm của các nhà sản xuất Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Nhật Bản, Không giống như những quốc gia này, hầu hết các khu công nghiệp điện tử đang được nâng cấp, thì các cơ sở sản xuất tại Trung Quốc vẫn đối mặt với những khó khăn như chất lượng sản phẩm còn thấp, nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Thời kỳ 1995-2000, mức nhập khẩu tăng 92%trong khi xuất khẩu chỉ tăng 60%. Do đó để theo kịp với mức phát triển về công nghiệp điện tử thế giới, Trung Quốc đang đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nâng cấp các khu công nghiệp sản xuất điện tử, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tích cực hoạt động R&D để nâng cao năng lực công nghệ và khả năng thiết kế. Với tiềm lực kinh tế như hiện nay, Trung Quốc chắc hẳn sẽ là một quốc gia phát triển trong mạng lưới sản xuất điện tử toàn cầu.