II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ VIỆT NAM THAM GIA THÀNH CÔNG TRONG MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT ĐIỆN TỬ
2.1.4.2. Tạo ra sự công bằng trước các cơ hội giáo dục
Trong bối cảnh thế giới đang chuyển từ nền kinh tế hậu công nghiệp sang nền kinh tế trí thức, lao động hầu hết là người có trí thức. Một quốc gia muốn phát triển công nghệ máy tính chẳng hạn thì phải đào tạo đủ số lượng tiến sĩ trong ngành này, tương đương với số lượng công nhân trong ngành này. Số lượng các trường đại học của Việt Nam còn rất ít, thậm chí một số trường rất quan liêu đã hạn chế sở thích cùa sinh viên muốn theo học những ngành mà họ yêu thích hoặc muốn có bằng cấp hơn. Thêm vào đó, Việt Nam cần phải loại bỏ quan niệm giáo dục theo đẳng cấp, cho rằng chỉ có một số người giỏi mới được học đại học, còn lại thì phải cam chịu số phận và làm những công việc nặng nhọc. Thực tế hiện nay đang xảy ra hiện tượng nhiều gia đình có điều kiện đã cho con đi học nước ngoài hoặc học tại các trường dân lập chất lượng cao trong nước sau khi con cái họ bị trượt đại học. Tất cả là do Việt Nam quá thiếu trường đại học, cao đẳng và cơ hội bước vào cánh cửa đại học lại quá hẹp. Khi đã vào đại học thì phần đông sinh viên lại có chung tâm lý thụ động trong học tập, từ đó kết quả là chất lượng nguồn nhân lực có “đầu vào tốt” cuối cùng lại có “đầu ra kém”
Để giải quyết cho vấn đề này, xin đề xuất một vài giải pháp như sau:
- Chính phủ cần mở rộng quy mô giáo dục đại học và sau đại học, cho phép mở các loại trường khác nhau: trường công, trường dân lập, tư thục và kể cả trường đại học của nước ngoài tại Việt Nam. Nhiều trường cùng hoạt động, mức độ cạnh tranh sẽ gay gắt và chất lượng sẽ được nâng cao hơn. Giáo dục là dịch vụ, phải chấp nhận thị trường cạnh tranh trong hoạt động giáo dục.
- Chính phủ và mọi người dân Việt Nam đều phải chấp nhận một thực tế là không phải tất cả các trường đại học đều có chất lượng tốt. Ngay cả Hoa Kỳ là quốc gia có hệ thống giáo dục đại học vào loại bậc nhất thế giới mà trong số khoảng 3600 trường đại học và cao đẳng thì chỉ vẻn vẹn có 10-20 trường có tiếng tăm. Với trình độ phát triển kinh tế hiện tại như Việt Nam thì việc đòi hỏi tất cả các trường đại học đều có chất lượng cao là điều phi lý. Tạo ra một xã hội học tập, với lực lượng lao động có trình độ giáo dục cao chính là con đường nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thu hẹp khoảng cách phát triển đối với các nước khác trong khu vực.
- Trong trường đại học ngành gì là có lợi? Nhiều quốc gia đang đặc biệt chú ý tới công nghệ thông tin, đặc biệt là Ấn Độ. Sự cất cánh của công nghệ Ấn Độ làm một hiện tượng thần kỳ và đang đe dọa tới nhiều quốc gia trong lĩnh vực dịch vụ và công nghệ. Năm 2000, Ấn Độ mới xuất khẩu được hơn 4 tỷ USD sản phẩm phần mềm máy tính thì đến năm 2008, con số này ước tính khảng trên 50 tỷ USD, chiếm tới 33% tổng giá trị xuất khẩu quốc gia. Hiện tại đã có gần 300 công ty xuyên quốc gia trong số 500 công ty lớn nhất trên thế giới có hợp đồng mua sản phẩm phần mềm của Ấn Độ. Số lượng kỹ sư công nghệ thông tin của Ấn Độ làm việc tại Bangladore hiện nay vào khoảng trên 200000 người, nhiều hơn cả thung lũng Silicon của Hoa Kỳ. Ấn Độ đang tiếp quản nhiều việc làm từ các quốc gia khác, bởi vì lương kỹ sư của Ấn Độ chỉ bằng 1/8 mức lương của đồng nghiệp Hoa Kỳ. Chính nguồn chất xám, chỉ số IQ cao, chi phí thấp, nói tiếng Anh thành thạo giúp Ấn Độ vượt qua Trung Quốc trong việc gây ảnh hưởng với Hoa Kỳ, ít nhất là trong nhanh công nghệ thông tin. Đương nhiên, Việt Nam cũng sẽ hướng tới việc đào tạo nhân lực trong ngành khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin bằng một số giải pháp đã được nêu ra ở phần trên.