Số liệu này cũng lấy từ cuốn “Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam”.

Một phần của tài liệu mạng lưới sản xuất điện tử tại đông á – thực trạng và triển vọng (Trang 34 - 35)

II. THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT ĐIỆN TỬ TẠI ĐÔNG Á 2.1 Quá trình phát triển của mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á

6 Số liệu này cũng lấy từ cuốn “Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam”.

hãng điện tử của Nhật Bản đã liên tục mở rộng phạm vi các cứ điểm sản xuất ở khu vực Đông Á. Cùng vào thời gian này, có dấu hiệu nổi lên sự phân công lao động theo khu vực thậm chí đến các hãng điện tử của Nhật Bản cũng nỗ lực hết sức để đưa mạng lưới sản xuất Đông Á của mình phát triển nhằm phục vụ các chiến lược cạnh tranh toàn cầu.

Kết quả là Đông Á ngày càng trở thành nền tảng sản xuất quan trọng của các hãng điện tử Nhật Bản. Vào năm 1988, khu vực chiếm tới 2/3 trong tổng số đầu tư ra nước ngoài của các công ty sản xuất của Nhật Bản. 5 năm sau, vào thời điếm trước năm 1993, tỷ lệ này đã lên tới trên 90%.6 Phần lớn nguồn đầu tư này tập trung vào Trung Quốc, chính điều này làm lên “cơn sốt Trung Quốc” trong nửa đầu những năm 1990.

6Số liệu này cũng lấy từ cuốn “Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam”. Nam”.

Ngành công nghiệp điện tử là động lực chính đằng sau sự chuyển dịch này tại Đông Á. Trong giai đoạn từ 1985 đến 1993, gần như một nửa trong tổng số mức tăng FDI của các công ty Nhật Bản ở Đông Á là tập trung vào lĩnh vực điện tử. Trước năm 1993, gần 60% các chi nhánh ở nước ngoài của các hãng điện tử Nhật Bản nằm ở châu Á. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực này thậm chí còn cao hơn. Vào năm 1993, 70% nhân công ở nước ngoài cho các hãng điện tử Nhật Bản nằm ở khu vực Đông Á. So sánh với Bắc Mỹ và châu Âu, Đông Á rõ ràng thu hút được đầu tư vào ngành sử dụng sức lao động nhiều hơn.

Cùng lúc đó, một thay đổi quan trọng đã diễn ra trong cách thức đầu tư ở khu vực. Bên cạnhviệc tập trung vào thị trường nội địa, thì các hãng điện tử của Nhật đã phân bố nguồn vốn đầu tư của mình rộng rãi trên phạm vi châu Á. Tuy nhiên, một mặt là mục tiêu hướng tới việc mở rộng đầu tư để sản xuất hướng về xuất khẩu, thì mặt khác các công ty Nhật Bản vẫn tập trung phần lớn đầu tư của mình vào một số các khu công nghiệp ở Malaysia, Đài Loan, Singapore và Thái Lan. Vào năm 1993, bốn nước này chiếm đến 2/3 trong số các chị nhánh của Nhật Bản ở châu Á, Malaysia chiếm vị trí lớn nhất (24%), sau đó là đến Đài Loan (17%), Singapore (13%) và Thái Lan (12%). 7 Trong cùng thời gian đó, 70% nhân công ở nước ngoài của các hãng điện tử Nhật Bản là ở châu Á trong đó riêng Malaysia đã chiếm tới 30% trong tổng số nhân công nước ngoài của các hãng điện tử Nhật Bản.

Ngược lại, kể từ nửa đầu những năm 1990, việc đầu tư lại tập trung với việc mở rộng về mặt địa lý và kết quả là mạng lưới sản xuất của Nhật Bản ở Đông Á giảm đi tính tập trung về mặt địa lý mà trở nên rải rác hơn. Một trong những điều quan trọng nhất chính là tỷ lệ đầu tư vào Trung Quốc của các hãng điện tử Nhật Bản đã tăng lên rất nhanh, từ 0.6% năm 1990 đến 1994 đã đạt tới 7%, chạm mức 7.7% của các nước ASEAN.8

Một phần của tài liệu mạng lưới sản xuất điện tử tại đông á – thực trạng và triển vọng (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w