Số liệu lấy theo báo “Kinh tế Đô Thị” (12/2008)

Một phần của tài liệu mạng lưới sản xuất điện tử tại đông á – thực trạng và triển vọng (Trang 69 - 76)

I. VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT ĐIỆN TỬ TẠI ĐÔNG Á HIỆN NAY

17 Số liệu lấy theo báo “Kinh tế Đô Thị” (12/2008)

Vào tháng 8/2005, thuế nhập khẩu các loại này phần lớn lên tới 50%, thấp nhất cũng 15%. Từ năm 2006, theo chương trình cắt giảm thuế trong khuôn khổ AFTA, thuế nhập khẩu đánh trên các loại linh kiện, bộ phận nhập từ các nước ASEAN giảm xuống còn 5%, song các công ty lắp ráp tại Việt Nam vẫn phải tiếp tục nhập khẩu nhiều loại linh kiện, bộ phận từ Nhật và các nước khác ngoài ASEAN vì ASEAN chưa thể cung cấp toàn bộ các loại linh kiện, bộ phận với phẩm chất và giá thành tương đương với Nhật và các nước khác. Như vậy, các công ty lắp ráp đồ điện, điện tử gia dụng một mặt phải tiếp tục nhập khẩu linh kiên, bộ phận với phí tổn cao vì thuế quan cao nhưng mặt khác phải cạnh tranh với sản phẩm nguyên chiếc giá rẻ (vì thuế quan giảm xuống dưới 5%) nhập khẩu từ ASEAN mà chủ yếu là từ Thái Lan. Tình hình càng xấu hơn vì gần đây Việt Nam đã thỏa thuận với Thái Lan một chương trình cắt giảm thuế sớm hơn so với kế hoạch AFTA, áp dụng cho tủ lạnh, máy giặt và máy điều hóa nhiệt độ (bắt đầu từ tháng 4/2005 thuế giảm từ 20% xuống 10% và tiếp tục giảm 5% từ năm 2006). Chính sách vừa giữ mức thuế quan cao đối với linh kiện bộ phận nhưng vừa cho tự do nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc trong khuôn khổ AFTA đang đặt ngành điện, điện tử gia dụng của Việt Nam trước một thách thức rất lớn; các công ty đa quốc gia có thể sẽ phải đóng cửa nhà máy tại Việt Nam, chuyển năng lực sản xuất sang Thái Lan ni có quy mô sản xuất lớn hơn với các ngành công nghiệp phụ trợ đã phát triển (phần lớn những công ty đang sản xuất đồ điện gia dụng tại Việt Nam cũng là những công ty sản xuất quy mô lớn tại Thái Lan).

Hiện nay, có một xu hướng hiện nay của các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực điện tử là đặt chi nhánh sản xuất ở các nước đang phát triển để sản xuất một số bộ phận cấu thành hoặc lắp ráp các sản phẩm điện tử, sau đó bán trực tiếp cho thị trường địa phương, như ngành công nghiệp điện tử gia dụng nói trên. Điều này cũng tương tự đối với việc sản xuất máy tính và linh kiện máy tính – một trong những nhánh rất quan trọng của công nghiệp điện tử hiện nay và được nhiều quốc gia hướng tới. Theo số liệu của IDC, trong năm 2007, thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 1,2 triệu máy tính; 70% số máy này là lắp ráp trong nước.

Nếu tính giá bình quân của mỗi chiếc máy tính là 300USD, thị trường nội địa ước tính lên tới 360 triệu USD, và sẽ còn tăng mạnh hơn nữa trong các năm tới. Thị phần của các loại máy tính “thương hiệu Việt Nam” là khoảng 10%, còn lại là máy tính nước ngoài, máy tính dùng rồi (second-hand) và các loại máy do các cửa hàng máy tính, cá nhân lắp ráp. Riêng dòng sản phẩm máy tính để bàn thương hiệu nước ngoài lắp ráp tại Việt Nam là một trong những hình thức mới nhất trên thị trường máy tính và được nói nhiều đến trong năm 2007. Sản phẩm được sản xuất dưới hình thức này cũng ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng Việt Nam.

Trong thời gian gần đây, lần lượt NEC, HP đã công bố lắp ráp máy tính của họ tại thị trường Việt Nam thông qua đối tác là FPT Elead. Tuy Acer đã lắp ráp máy tính để bàn từ khá lâu tại Việt Nam nhưng 100% các sản phẩm của họ phục vụ cho mảng “dự án”, nghĩa là không phân phối theo kênh bán lẻ ra thị trường. Tất nhiên không chỉ có Acer mà cả NEC và HP đều không giấu diếm ý định lắp ráp tại Việt Nam các dòng máy tính chủ yếu dùng trong doanh nghiệp. Việc FPT Elead lắp ráp máy tính cho HP và NEC tại Việt Nam là bước chuẩn bị để cả ba bên lấn mạnh hơn vào thị trường nội địa và sau đó là xuất khẩu sang các nước trong khu vực.

Không chỉ có lĩnh vực máy tính để bàn và cũng không chỉ có HP hay NEC mà kể từ năm 2007, Việt Nam còn “chào đón” việc Honhai của Đài Loan khởi công xây dựng nhà máy sản xuất máy tính xách tay. Việc các nhãn hiệu lớn của ngành công nghệ thông tin toàn cầu chọn Việt Nam để sản xuất hoặc lắp ráp sản phẩm máy tính đang là tín hiệu tốt cho thị trường khi mà người tiêu dùng ngày càng muốn sở hữu các sản phẩm tốt, chạy ổn định, hậu mãi tốt, đồng thời gia tăng cơ hội lựa chọn cho người dùng trong nước. Đứng trên góc độ thị trường, các sản phẩm máy tính thương hiệu nước ngoài lắp ráp hoặc sản xuất tại Việt Nam rẻ hơn so với hàng nhập khẩu nguyên chiếc bởi giá nhân công, chi phí vận chuyển rẻ hơn. Chính vì thế, nó cho phép người dùng tiết kiệm được khá nhiều kinh phí đầu tư. Ưu thế của máy tính thương hiệu nước ngoài lắp ráp tại Việt

Nam là ngoài việc sử dụng các công nghệ mới nhất, nó còn có giá cả, thiết kế phù hợp với mức sống, môi trường, khí hậu cũng như tập quán của người dùng Việt Nam. Đây chính là một trong những điều có lợi khi Việt Nam có thể thu hút được đầu tư từ các hãng điện tử nước ngoài để tham gia vào trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm máy tính.

Về sản xuất điện thoại di động, Samsung Electronics đang chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động và máy in ở Việt Nam nhờ nhận được "đèn xanh" từ Chính phủ Việt Nam sớm cho dự án này. Theo thông tin từ phía tập đoàn Samsung Electronics, nhà máy này sẽ có công suất điện thoại di động lớn hơn so với dây chuyền của hãng ở Gumi, Hàn Quốc, phù hợp với chiến lược của Samsung đẩy mạnh sản xuất ở nước ngoài để thu hẹp khoảng cách thị trường với nhà sản xuất điện thoại di động số 1 Nokia. Chìa khóa để tăng sức cạnh tranh trong ngành điện thoại di động là cắt giảm chi phí nhân công và linh kiện. Nokia sản xuất chỉ 20% linh kiện cung cấp trên thị trường địa phương, duy trì vị trí hàng đầu của họ ở thị trường cấp thấp khắp thế giới. Việt Nam có một lợi thế để Samsung chọn làm điểm đến trong chiến lược của mình chính là lợi thế về nhân công giá rẻ, chỉ bằng 1/10 so với Hàn Quốc.

Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, dù là thương hiệu nước ngoài nhưng nếu đã sản xuất tại Việt Nam thì nhà sản xuất cũng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn như thực hiện ở nước ngoài, chỉ có như vậy mới đảm bảo được chất lượng cũng như uy tín của thương hiệu. Acer cho biết, họ sẽ ngưng lắp ráp máy tính để bàn tại Việt Nam vì lý do họ chưa có dây chuyền lắp ráp hoàn chỉnh. Điều này một phần cho thấy hiện tại năng lực công nghệ thông tin của Việt Nam cũng chưa đạt được trình độ cao. Thêm vào đó, một số ngành công nghiệp phụ trợ để phục vụ cho việc lắp ráp và sản xuất linh kiện cũng còn chưa phát triển.

Như vậy, tuy Việt Nam đã tham gia vào trong mạng luới sản xuất điện tử tại Đông Á song vẫn đang ở giai đoạn đầu, mức giá trị thấp, tức là sản xuất cần nhiều lao động và nguyên vật liệu…Việc thu hút các tập đoàn điện tử vào Việt

Nam là cần thiết để giải quyết nhu cầu việc làm, và cũng là quá trình đào tạo hình thành đội ngũ nhân lực lành nghề trong lĩnh vực điện tử. Và Việt Nam chắc hẳn phải đi theo mũi đột phá chiến lược như nhiều quốc gia đang làm, đó là phát triển

công nghiệp phụ trợ, đây là lĩnh vực đang có nhu cầu rất cao nhưng hiện trong

nước còn rất thiếu. Còn nếu sản xuất ra sản phẩm để sử dụng phải tạo ra được sản phẩm mới thì mới tránh thất bại vì đối đầu với sản phẩm nước ngoài nhập vào. Hơn nữa, khi có nhiều tập đoàn điện tử đầu tư, thì các công nghiệp phụ trợ sẽ có hiệu ứng dây chuyền đầu tư vào, hoặc các doanh nghiệp trong nước cũng phát triển các sản xuất về công nghiệp phụ trợ. Vậy cụ thể công nghiệp phụ trợ Việt Nam hiện nay đang ở đâu? Chúng ta cùng phân tích ngay dưới đây.

Công nghiệp phụ trợ Việt Nam còn quá yếu kém

Ngay từ khi làn sóng đầu tư nước ngoài (FDI) lần thứ nhất tràn vào Việt Nam, các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... đã nhiều lần khuyến cáo Việt Nam cần chú trọng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp FDI. Trên thực tế từ đó đến nay, nhiều doanh nghiệp FDI đỏ mắt đi tìm từ Bắc vào Nam nhưng hầu như rất khó tìm ra các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện đáp ứng được yêu cầu. Như trường hợp của Canon, tập đoàn này đã phải đi khảo sát hàng năm trời, trầy trật mãi mới tìm được các nhà cung cấp linh kiện phụ tùng tại Việt Nam. Nhưng oái oăm là, trong số các nhà cung cấp thì có đến hơn 90% là các doanh nghiệp FDI. Còn các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ở Việt Nam thì sản xuất ra những sản phẩm chất lượng quá thấp so với tiêu chuẩn hoặc chất lượng sản phẩm không đồng đều. Ví dụ như đại diện của Canon cho biết tại một cuộc hội thảo về ngành công nghiệp phụ trợ "Có một doanh nghiệp Việt Nam đã từng cung cấp linh kiện cho chúng tôi, lần thứ nhất tốt nhưng lần thứ hai thì chất lượng đã thay đổi. Ngoài ra, cũng chỉ là con ốc-vít đơn giản, nhưng sản phẩm của nhiều nhà cung ứng Việt Nam thiết kế thô, xấu; có doanh nghiệp thiết kế đẹp thì chất lượng nguyên liệu không bảo đảm, dễ bị gỉ sét”.Theo một khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam năm 2007, ngành sản xuất linh kiện phụ tùng tại Việt Nam phát triển chậm, hàm lượng của

lao động Việt Nam chỉ chiếm từ 5%-10% giá trị sản phẩm. Tại Việt Nam, trong số lượng khá hạn chế (chỉ có ¼) các doanh nghiệp trong ngành điện tử sản xuất linh phụ kiện, thì phần lớn là doanh nghiệp FDI, sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu. Tỉ lệ nội địa hoá thấp, chỉ đạt khoảng 20%, chủ yếu là bao bì, linh kiện nhựa. Riêng đối với lĩnh vực điện tử máy tính thì kim ngạch nhập khẩu điện tử, máy tính và linh kiện còn lớn hơn kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm này với độ chênh nhau lên đến 500 triệu USD.

Có lẽ cũng chính bởi vậy nên mới có câu chuyện Sony Việt Nam quyết định đóng cửa nhà máy của mình cách đây ít tháng bởi e ngại không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu từ các nước khác tràn vào khi Việt Nam mở nốt cánh cửa phân phối cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Khách quan mà nói, trong những năm qua, số doanh nghiệp Việt Nam sản xuất linh kiện phụ tùng có tăng lên, nhưng năng lực cũng chỉ dừng lại ở mức độ sản xuất các chi tiết, linh kiện có kích cỡ lớn, cồng kềnh và công nghệ đơn giản; chứ chưa sản xuất được những sản phẩm tinh vi. Theo nhiều doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp có vốn FDI, ngành công nghiệp phụ trợ muốn phát triển phải đáp ứng được ba yếu tố: Chất lượng, giao hàng đúng hẹn và giá cả hợp lý. Thực trạng hiện nay là rất hiếm doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được cả ba yếu tố trên. Theo tổng giám đốc công ty Panasonic Việt Nam Mitsuru Okada trong một hội thảo gần đây thì việc các công ty FDI phải vận chuyển linh kiện từ các nước lân cận vào Việt Nam lắp ráp làm tăng giá thành vì chi phí vận chuyển. Còn nếu đầu tư sản xuất linh kiện tại VN thì đòi hỏi vốn lớn. Ngoài vấn đề vốn, các yếu tố như kỹ thuật, đầu ra đang là những trở ngại ngăn cản các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất linh phụ kiện phát triển. Để giải quyết những khó khăn này, nếu chỉ có Quy hoạch tổng thể thôi thì ước mơ về một ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam sẽ vẫn mãi nằm trên giấy. "Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020" (viết tắt là Quy hoạch tổng thể CNPT VN) đã được phê duyệt vài năm nay. Thế nhưng với tình hình trên thì ngành Công nghiệp phụ trợ Việt Nam vẫn "chưa có nhúc nhích gì".

Việc các ngành phụ trợ quá yếu sẽ không hấp dẫn các công ty đa quốc gia đầu tư trực tiếp sản xuất tại Việt Nam các loại hàng điện tử gia dụng, các sản phẩm của công nghệ thông tin phần cứng như máy tính cá nhân, điện thoại di động…Các mặt hàng này thường có cả hàng trăm hoặc hàng ngàn bộ phận, linh kiện ở nhiều tầng lớp, từ những loại thông thường cho đến những loại có công nghệ rất phức tạp. Ở đây phải khẳng định một điều rằng với các công ty nước ngoài đầu tư vào ngành sản xuất các loại máy móc điện tử thì tỷ lệ nội địa hóa càng cao càng có lợi. Điều này phù hợp với lý luận về mạng lưới sản xuất

khi xu hướng outsourcing các hoạt động không phải là cốt lõi được các MNCs áp dụng ngày một nhiều để đạt hiệu quả cao nhất (tuy nhiên điều này trái với nhận thức của nhiều nhà hoạch địch chính sách Việt Nam trước đây khi họ cho rằng các MNCs không muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa để đưa các sản phẩm trung gian và bộ phận, linh kiện từ nước mình tới). Dĩ nhiên, những bộ phận linh kiện có công nghệ rất cao thường được nhập khẩu từ Nhật Bản (đối với mạng lưới sản xuất điện tử khu vực Đông Á) hoặc những nơi có đủ điều kiện về công nghệ và kỹ thuật. Trên thực tế, phí tổn về linh kiện, bộ phân và các sản phẩm trung gian trong những sản phẩm thuộc ngành sản xuất máy móc chiếm tới hơn 80% giá thành, lao động chỉ chiếm từ 5% đến 10%, do đó khả năng nội địa hóa có tính chất quyết định đến thành quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ thực tế này, có thể nói các công ty đa quốc gia chậm tăng tỷ lệ nội địa hóa vì năng lực cung cấp trong nước còn quá kém không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và giá thành. Dó đó chừng nào ngành phụ trợ sẵn có chưa được cải thiện đồng loạt và chừng nào nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước ngoài chưa đến đầu tư ồ ạt thì FDI của các công ty lớn không thể tăng hơn. Đặc biệt hiện nay, theo khuôn khổ AFTA, những công ty này cũng chuyển cơ sở sản xuất sang các nước ASEAN khác để tận dụng các ngành phụ trợ đã có tại đó.

Kết luận chung

Mặc dù Việt Nam có những lợi thế nhất định về nguồn lực như nguồn nhân lực giá rẻ và lao động siêng năng, cần cù nhưng để tham gia thành công vào

mạng lưới sản xuất điện tử khu vực Đông Á nói riêng và mạng lưới sản xuất điện tử toàn cầu nói chung thì vẫn còn là một bài toán hóc búa. Những vấn đề nổi bật nhất trong ngành công nghiệp điện tử Việt Nam hiện nay bao gồm: Việc phát triển công nghiệp phụ trợ; việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tiếp thu công nghệ tiên tiến từ các quốc gia; việc tạo một môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI không ngần ngại khi đầu tư, cụ thể là các chính sách về hợp tác thương mại song phương và các chính sách liên quan đến phát triển công nghệ thông tin. Việc làm sao để giải quyết được các vấn đề nêu trên sẽ được trình bày rõ trong phần giải pháp ở dưới đây.

Một phần của tài liệu mạng lưới sản xuất điện tử tại đông á – thực trạng và triển vọng (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w