II. THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT ĐIỆN TỬ TẠI ĐÔNG Á 2.1 Quá trình phát triển của mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á
7 Theo số liệu của Hiệp hội công nghiệp điện tử Nhật Bản,
Tuy nhên, có hai sự thay đổi quan trọng đã xảy ra mà ít được chú ý: Thứ nhất đó là dây chuyền sản xuất và các liên kết thu mua của Nhật Bản đã được nâng cấp đáng kể và thứ hai là các chi nhánh tại Đông Á của các nhà sản xuất bộ phận điện tử của Nhật, đặc biệt là ở Đài Loan và Hàn Quốc đã có được sự cải thiện đáng kể.
Trong ngành công nghiệp điện tử ở Đông Á, có hai mô hình chính sau: Singapore và Hồng Kông cạnh tranh cho vị trí là các trụ sở cho ngành công nghiệp điện tử trong khu vực (cùng với chức năng hỗ trợ chính như thu mua, kiểm tra, các dịch vụ về kỹ thuật và đào tạo); Hàn Quốc và Đài Loan cạnh tranh nhau cho vị trí các nhà sản xuất theo hợp đồng cho các nhà chế tạo thiết bị gốc và vị trí nhà cung cấp cho một số linh kiện điện tử yêu cầu độ chính xác cao; Malaysia và Thái Lan Và Philippines là các địa điểm ưu tiên cho việc sản xuất theo số lượng lớn đặc biệt là với các sản phẩm tầm trung và cao cấp, Trung Quốc, Indonesia và có thể là Việt Nam cạnh tranh nhau trong việc lắp ráp các sản phẩm thông thường và sản xuất các linh kiện, cấu kiện đơn giản. 9
Ở đây, ngoài việc Nhật Bản tập trung đầu tư vào mạng lưới sản xuất điện tử khu vực để phục vụ các mục đích của mình thì các quốc gia khác cũng phụ thuộc vào mạng lưới sản xuất khu vực. Bảng dưới đây cho thấy sự gia tăng thị phần xuất khẩu nội vùng các sản phẩm điện tử của giai đoạn 1991 -1996 của 4 quốc gia đứng đầu (trừ Nhật Bản):
Bảng 1: Gia tăng tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm điện tử nội vùng, 1991 -1996(%)
Quốc gia/Năm 1991 1996
Hàn Quốc 21.5 31
Đài Loan 20.5 27.9
Singapore 26.2 37.6
9Ở Việt Nam đến năm 1996 đã có Fujitsu thiết lập nhà máy lắp ráp bảng mạch in điện tử và đây chính là dấu hiệu cho sự đầu tư của các hãng điện tử Nhật Bản vào Việt Nam ở giai đoạn sau.