Số liệu theo nghiên cứu của GS Trần Văn Thọ trong cuốn “Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam”.

Một phần của tài liệu mạng lưới sản xuất điện tử tại đông á – thực trạng và triển vọng (Trang 47 - 49)

II. THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT ĐIỆN TỬ TẠI ĐÔNG Á 2.1 Quá trình phát triển của mạng lưới sản xuất điện tử tại Đông Á

14Số liệu theo nghiên cứu của GS Trần Văn Thọ trong cuốn “Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam”.

Sang đến năm 2003, các nước trong khu vực Đông Á sản xuất 82% sản lượng thế giới về máy điều hòa không khí, 55% về máy giặt, 52% về tủ lạnh, 55% về máy hút bụi. Năm 2004 sản xuất 105 triệu chiếc tivi màu, chiếm 70% sản lượng thế giới, 93 triệu chiếc máy thu và phát hình (90%).

Công nghệ trong lĩnh vực này dễ chuyển giao nên cứ điểm sản xuất chuyển dần sang những nơi nhân công rẻ và các phí tổn khác cũng thấp do chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các nước. Hiện nay, Nhật Bản chỉ sản xuất các loại cao cấp, còn lại thì nhập khẩu từ các cứ điểm sản xuất của các doanh nghiệp Nhật hoạt động tại ASEAN và Trung Quốc.

Ngoài Nhật Bản, bốn nước sản xuất nhiều đồ điện gia dụng và có thị phần đáng kể là Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan. Riêng Trung Quốc sản xuất trên 30% tổng sản lượng thế giới, Hàn Quốc cũng sản xuất hầu hết các mặt hàng trong ngành này với thị phần 5 -10%. Thái Lan cũng là cứ điểm sản xuất quan trọng, đứng đầu ASEAN trong các mặt hàng như máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa không khí, và đứng thứ hai trong những mặt hàng khác. Malaysia đứng đầu ASEAN về tivi màu, máy hút bụi, máy thu và phát hình (VTR/DVD), cassettes. Việc Thái Lan và Malaysia chiếm được vị trí quan trọng hiện nay là nhờ họ đã có chính sách khôn ngoan đón được dòng thác FDI từ Nhật sau khi đồng yên lên giá đột ngột vào cuối năm 1985. Indonesia chậm hơn, hiện nay mới chỉ sản xuất số lượng tương đối đáng kể tivi màu, máy thu và phát hình và tủ lạnh.

Như vậy, nhìn chung các hãng điện tử của Nhật cũng đang phải cạnh tranh với 6 nước châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Ấn Độ) đang nổi lên với tư cách là các trung tâm xuất khẩu hàng điện tử toàn cầu. Tính đến thời điểm năm 2004, Trung Quốc là nhà xuất khẩu sản phẩm điện tử lớn thứ ba trên thế giới (đi lên từ vị trí thứ 10 năm 2000) và là nhà nhập khẩu lớn thứ hai (đi lên từ vị trí thứ 7 năm 2000). Đài Loan đứng ở vị trí dẫn đầu về cung cấp 14 loại sản phẩm điện tử, bao gồm: các dịch vụ đúc vật liệu silicon (liên quan

đến việc làm mỏng gờ trước của một số thiết bị điện tử) với 73% giá trị sản xuất thế giới; mạng nội bộ không dây; thiết bị nghe nhìn số như CD – ROM và DVD, với phần lớn các thiết bị được sản xuất ở Trung Quốc. Hàn Quốc cũng giữ vị trí thống trị thị trường thê giới trong sản xuất bộ nhớ máy tính, màn hình phẳng và điện thoại di động. Thêm vào đó, mặc dù Ấn Độ thất bại trong việc thống lĩnh thị trường sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì đất nước này cũng tạo lập cơ sở cho việc sản xuất xuất khẩu toàn cầu đối với phần mềm và các dịch vụ thông tin.15

Ở một khía cạnh nào đó, điều này phản ánh việc chuyển đổi các cứ điểm sản xuất của các nhà cung cấp linh kiện Nhật Bản đến các nước khác ở Đông Á – một kiểu phân công lao động ngày càng phức tạp trong mạng lưới sản xuất khu vực Đông Á. Một điều quan trọng là doanh thu của các chi nhánh châu Á giờ đây đã vượt lên trên doanh thu xuất khẩu của Nhật Bản vào thị trường châu Á, ví dụ như năm 2000, doanh thu ghi nhận của các chi nhánh châu Á là 36400 tỷ Yên, gấp gần 2 lần so với giá trị xuất khẩu của Nhật vào thị trường châu Á. Một nguyên nhân quan trọng không kém cho xu hướng khu vực hóa hoạt động thu mua của các chi nhánh Nhật Bản đó là sự bùng nổ khả năng cạnh tranh của các nhà cung cấp các dịch vụ sản xuất như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và gần đây nhất chính là Trung Quốc.

Thêm vào đó, các hãng điện tử của Nhật bây giờ mới dần dần nhận ra tầm quan trọng của thị trường tiêu dùng rất màu mỡ ở các quốc gia Đông Á. Sự đối lập của thị trường bán lẻ nội địa Nhật Bản cho các thiết bị điện tử gia dụng, thiết bị nghe nhìn, thiết bị viễn thông và máy tính đã tạp ra động lực mạnh mẽ cho việc phát triển các chiến lược thâm nhập thị trường Đông Á. Vào năm 2002, tổng tiêu dùng ở Đông Á cho các sản phẩm điện tử là 1461 tỷ USD, Trung Quốc chiếm tới gần 40% trong số này (năm 1991 chỉ mới có 27.5%). Thị trường các sản phẩm trung cấp và cao cấp hơn, thị trường ưu tiên trong cạnh tranh toàn cầu,

Một phần của tài liệu mạng lưới sản xuất điện tử tại đông á – thực trạng và triển vọng (Trang 47 - 49)