Nhân giống

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH pot (Trang 69 - 71)

4. CÂY HOA LAN (Orchid) 1 Vị trí, phân loà

4.5.1. Nhân giống

Có 3 phương pháp nhân giống phong lan, mỗi phương pháp có những ưu nhược khác nhau. bổ sung cho nhau để giống lan được duy trì một cách bền vững.

- Gieo hạt

- Tách bụi ở các loài lan đa thân và cắt đoạn thân có rễ ở cây đơn thân đem

giâm cành.

* Tách bụi

Là phương pháp nhân giống cho tất cả các loại phong lan có giả hành hoặc

mọc dính liền với nhau (Cymbidium-địa lan), loại căn hành (dài hay ngắn) như các

loại của Oncidium, Cattleya, Dendrobium.

- Thời vụ: Đầu mùa mưa và vào thời kỳ sau khi cây đã có hoa. Dự tính số bụi

sẽ tách, mỗi bụi hay đơn vị phải có ít nhất 3 giả hành, các giả hành phía sau do không còn sức phát triển nên số giả hành phải lớn hơn 3.

- Kỹ thuật tách: Dùng dao thật sắc cắt theo dự tính, có thể tách để trồng ngay

hoặc tách không trồng ngay

+ Tách chậu trồng ngay: Bằng cách đập bể chậu lấy một con dao mỏng sắc bén

cắt bỏ các rễ bám chặt vào thành chậu, các đơn vị được lấy ra cắt bớt rễ già khô và giả hành không còn lá, rửa sạch để chỗ thoáng gió cho khô ráo (có thể bôi nhựa phủ

kín vào vết cắt, có thể dùng vôi tôi bôi vào vết cắt).

+ Tách chậu không trồng ngay: Dùng dao sắc đã khử trùng qua ngọn lửa để cắt đứt phần căn hành giữa các giả hành, giữ nguyên vị trí trong chậu, khi mắt ngủ bắt đầu phát triển thành chồi cao, rễ bắt đầu ló ra ở gốc của chồi ấy thì mới tách các đơn

vị khỏi chậu để trồng.

* Chiết cành, cắt cành

- Đối với Denrobium, Thunia, Arundinia,...thường tạo ra cây con trên giả hành (Keikis) một cách tự nhiên, khi các cây con này phát triển khá mạnh, có rễ tốt thì

tách ra để trồng. Có thể chiết cành vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa (vào thời kỳ đầu phát triển của lan).

- Đối với Phalaenopsis, có thể tạo ra cây con trên cuống hoa, đến khi có rễ tốt

thì tách ra để trồng, có thể dùng hoá chất để kích thích hay tăng độ ẩm trên cuống

phát hoa bằng cách dùng rêu bọc và bọc lại bằng bao nilon.

- Đối với Vanilla thì có thể cắt thân thành từng đoạn, mỗi đoạn 3-4 lóng để

trồng, bởi vì chúng rất dễ sinh ra các rễ bất định. Với Dendrobium người ta cũng cố

thể nhân giống bằng cách cắt từng đốt, mỗi đốt có ít nhất 1 mắt, ở đó có sinh mô

của chồi bên sẽ phát triển ra chồi và khi có rễ thì đem ra trồng, điều này có thể đạt được dễ dàng khi độ ẩm cao và xử lý kích thích tố.

* Nhân giống hữu tính

Hoa lan quả chứa nhiều hạt, hạt qủa khó nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm <30%, một

số loài lan khó thụ tinh, kết hạt, khó xác định thời gian thu hoạch quả.

- Thu hoạch quả lan

Khi thấy màu sắc chuyển xanh hơi vàng, tuỳ theo giống mà quy định thời gian

thu hoạch quả, thường khi thụ phấn xong từ 5-10 tuần sẽ thu hoạch quả.

Ví dụ: Loài Rhynchostylis gigantea (Ngọc điểm), thời kỳ trái non 100- 200ngày, trái già 300-400ngày kể từ khi thụ phấn.

Loài Phalaenopsis, sau thụ phín, thụ tinh là thời kỳ trái non 50-60ngày, trái già 120-160ngày.

- Xử lý khử trùng quả và lấy hạt

* Nuôi cấy mô

Nuôi cấy mô là một phương pháp nhân giống rất tiến bộ được áp dụng trong

nhân giống lan từ năm 1960. Đây là phương pháp tạo ra được một số lượng lớn cây

giống đồng nhất trong cùng thời gian ngắn nhất. Riêng loài Paphiopecdium chưa

thực hiện nuôi cấy mô được. Nuôi cấy mô lan trải qua các bước sau:

- Chuẩn bị môi trường dinh dưỡng

- Chuẩn bị mẫu cấy

- Cắt xẻ nuôi cấy

Tất cả các bước trên đều thực hiện trong điều kiện vô trùng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH pot (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)