Yêu cầu ngoại cảnh

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH pot (Trang 39 - 41)

1. CÂY HOA HỌ HOA HỒNG Vị trí phân loài chung

1.2.3. Yêu cầu ngoại cảnh

* Nhiệt độ

Cây hoa hồng ưa khí hậu ơn hịa, khoảng nhiệt độ thích hợp cho hoa hồng là từ 18-250C, trên 380C và dưới 80C đều ảnh hưởng xấu. Đặc biệt là vào giai đoạn ra

hoa, nhiệt độ quá cao và kéo dài làm ảnh hưởng đến độ bền của hoa, nhưng nếu

nhiệt độ quá thấp, cành nhánh phát sinh yếu, hoa, lá ròn, cây thấp, nụ hoa dễ bị điếc, hay nở muộn, nở không đều do cây không khai thác được thức ăn trong đất và

khơng khí. Ngồi ra nhiệt độ đất cũng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát

triển của cây thông qua việc hạn chế sự hút nước và dinh dưỡng của cây, ở miền Bắc và các tỉnh phía Bắc miền Trung, vụ đơng - xn hoa có màu sắc đẹp, dày cánh và bền hơn vụ hè - thu. ở Nam Trung bộ và miền Nam có khí hậu ơn hịa hơn, thuận lợi cho cây hồng, nhất là vùng Đà Lạt. Để cải tạo chế độ nhiệt trong khơng khí và

trong đất, người ta có rất nhiều biện pháp, một trong các biện pháp hữu hiệu nhất là

che, tủ và bón nhiều phân hữu cơ cho đất tạo cho đất có nhiều mùn, tơi xốp và

thống khí, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển.

* Độ ẩm

Cây hoa hồng yêu cầu độ ẩm khơng khí 80-85% và độ ẩm trong đất khoảng 60- 70%, vì cây hồng là cây có bộ tán và lá rậm rạp nên diện tích phát tán hơi nước rất lớn.

Ở nước ta lượng mưa hàng năm trung bình khoảng từ 1500-2000mm, nhưng lượng mưa không phân bố đều các tháng trong năm. Mùa hè nhiệt độ cao, mưa

nhiều làm phát sinh rất nhiều bệnh ở hồng. Đối với hồng, việc tưới ẩm khắc phục sự thiếu hụt nước chỉ nên tiến hành vào ban ngày, tránh vào ban đêm. Khi gây ẩm cho

hồng vào ban đêm sẽ thúc đẩy quá trình hơ hấp, tiêu hao chất dinh dưỡng dự trữ

trong cây, mặt khác những giọt nước đọng trên thân lá sẽ tạo điều kiện cho nhiều

loại bệnh phát sinh phát triển.

Vào lúc ra hoa, nếu độ ẩm khơng khí q cao sẽ làm cho cây, hoa, lá, bộ rễ dễ bị thối.

* Ánh sáng

Cây hồng là loại cây ưa sáng, ánh sáng đầy đủ giúp cho cây sinh trưởng tốt, nếu thiếu ánh sáng cây sẽ bị tiêu hao nhiều chất dự trữ trong cây. Khi cây còn nhỏ,

yêu cầu về cường độ ánh sáng thấp hơn, khi tuổi cây càng cao yêu cầu về cường độ

ánh sáng cao hơn. Đa số các loại hồng yêu cầu 8 h chiếu sáng trên ngày.

* Dinh dưỡng

Cũng như các cây hoa khác, việc cung cấp dinh dưỡng cho hồng là một biện pháp có hiệu quả để nâng cao năng suất và chất lượng hoa. Các chất dinh dưỡng mà cây cần bao gồm phân hóa học như NPK, phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, ngồi ra cây cịn cần lượng nhỏ phân vi lượng.

- Đạm (N):

Là thành phần quan trọng, làm phát triển nhanh quá trình phân bào, làm cho tế bào phát triển nhanh về số lượng và trọng lượng, bởi vậy nó là yếu tố quyết định sự

sinh trưởng của cây. Ngồi ra nó cịn liên quan đến kích thước, màu sắc của hoa.

Cây hồng cần nhiều đạm vào thời kỳ phát sinh cành nhánh cho đến khi phân

hóa mầm hoa. Bón thiếu hoặc thừa đạm đều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Nếu thiếu đạm, nụ hồng thường bị “đui” không ra hoa được hoặc trổ hoa có cánh cong queo và nhỏ, ít chồi non, lá vàng thối. Nhưng nếu bón nhiều

đạm, cành lá sum s, ít hoa, ngọn vóng cao, cành mảnh và yếu dễ gẫy đổ, khả năng

chống chịu sâu bệnh kém.

Lượng đạm (N) nguyên chất cần bón cho 1ha hồng trồng để cắt hoa trong một

năm là 300kg, Đạm (N) chủ yếu dùng để bón thúc cho cây. - Lân (P):

Có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng của bộ rễ, hoa, quả, hạt. Lân cần thiết cho sự tích lũy protein trong cây. đặc biệt là thúc đẩy sự hút nước, khoáng chất cần thiết khác.

Đủ lân cây khỏe, cây cứng, nhanh ra hoa, hoa lâu tàn, rễ to mập. Thiếu lân, cây hút nước khơng thuận lợi, lá cây có màu tím hay màu huyết dụ, gây dụng lá, rễ phát

triển kém, chậm ra hoa, màu sắc nhợt nhạt, quả lép, chín khơng đều. Nếu thừa lân

làm cho bộ lá có màu xanh đậm, dày đặc ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ của hồng.

Hồng cần lân vào thời kì hình thành nụ cho đến khi ra hoa, kết quả.

Luợng lân nguyên chất (P2O5) cần bón cho 1ha hồng trồng để cắt hoa trong một năm là 400kg, Lân (P) chủ yếu dùng để bón lót.

- Kali (K):

Mặc dù kali không phải là yếu tố tham gia cấu tạo nên chất hữu cơ, nó thường tập trung ở các bộ phận non và những bộ phân hấp phụ (mầm, chóp rễ) dưới dạng

ion giúp cho q trình đồng hóa. Kali có tác dụng tăng tính chống đổ, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và tăng khả năng chịu rét cho cây.

Thiếu kali cây hồng khơng hình thành được nụ, lá viền vòng, nhưng thừa làm cho lá trở nên nhanh già và hoa màu sắc đậm. Cây hồng cần kali vào thời kỳ hình thành nụ, hoa, quả và hạt. Kali thường được dùng bón lót và bón thúc cho cây.

Lượng kali nguyên chất (K2O) cần cho 1ha hồng trồng để cắt hoa là 300kg. Kali thường chủ yếu tập trung cho bón lót, ngồi ra có thể bón thúc phối hợp với các loại phân khác.

- Ngoài ra để nâng cao năng suất và phẩm chất hoa cần bón thêm phân vi

lượng như Fe, Zn, Mg,...các loại phân vi lượng thường được tưới phun qua lá vào

thời kỳ cây con.

- Ngồi việc cung cấp phân hóa học, cây hoa hồng cần một lượng lớn phân hữu

cơ gồm: Phân chuồng, phân xanh, phân rác, xác các loại động thực vật đã được ủ

hoai. Những loại phân hữu cơ này ngoài việc cải thiện lý tính của đất, nó cịn làm

tăng hàm lượng mùn trong đ ất giúp cây con đâm rễ và giữ nước tốt hơn. Do khả năng phân giải chậm, nên dùng bón lót là chủ yếu.

Lượng phân chuồng cần cho 1ha hồng khoảng 30-40tấn.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH pot (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)