1. CÂY HOA HỌ HOA HỒNG Vị trí phân loài chung
1.2.5. Phòng trừ sâu bệnh
* Bệnh đốm đen (Mycosphaerella rosicola)
- Triệu chứng: Vết bệnh thường có dạng hình trịn hoặc bất định, ở giữa có
màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường hại trên các lá bánh tẻ, hình thành ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng hại làm cho lá vàng và rụng hàng loạt. Đây là bệnh
hại chủ yếu trên các giống hồng và hại nặng trên giống hồng vàng Đà Lạt..
- Phòng trừ: Để tránh bệnh vườn trồng hồng phải thơng thống và không bị
ngập úng, làm vệ sinh vườn thường xun. Ngồi ra có thể sử dụng một số loại
thuốc sau Score 250 ND, Zineb 80WP nồng độ 30-50g/ 10lít nước. Hoặc dùng Antracol 70 BHN liều lượng 1,5-2 kg/ha hay pha 20-50g thuốc/bình 8lít nước.
* Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca paranosa var. rosae)
- Triệu chứng: Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, hình dạng khơng nhất
định. Bệnh thường hại trên ngọn non, chồi non, hình thành ở cả hai mặt lá. Bệnh
nặng hại cả thân cành nụ và hoa, làm biến dạng lá, thân cành khơ, nụ ít, hoa khơng nở, nếu bệnh nặng có thể gây chết cây. Bệnh thường gây hại trên các giống hồng Đà Lạt.
- Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Sphaerotheca paranosa var. rosae gây ra. - Phịng trừ: Có thể sử dụng một số loại thuốc sau Score 250 ND với liều
lượng 0,2-0,3 lít/ha. Alvil 5 SC liều lượng 1 lít/ha hoặc Bayfidan 250 EC với nồng độ 4ml thuốc/bình 8 lít. Lượng phun 3-5 bình/ha.
* Bệnh gỉ sắt (Phragmidium)
- Triệu chứng: Vết bệnh dạng ô nổi màu vàng da cam hoặc màu sắt gỉ, vết bệnh
thường xuất hiện phía dưới mặt lá, mặt trên lá mơ bệnh thường mất màu và có màu
xanh bình thường chuyển sang màu vàng nhạt. Bệnh nặng làm cho lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ và ít, thường bị thay đổi màu sắc, cây còi cọc
- Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Phragmidium gây ra.
- Phòng trừ: Dọn sạch tàn dư thực vật, sử dụng các loại thuốc sau Score 250 ND liều lượng 0,2-0,3 lít/ha. Alvil 5 SC liều lượng 1 lít/ha, có thể dùng Peroxin
0,2-0,4 %.
* Bệnh thán thư (Colletotrichum sp.)
- Triệu chứng: Vết bệnh thường có dạng hình trịn nhỏ hình thành từ chồi lá,
các mép lá hoặc ở giữa phiến lá. Ở giữa vết bệnh màu xám nhạt hơi lõm, xung quanh có viền màu nâu đỏ hoặc màu đen. Trên mô bệnh giai đoạn về sau thường hình thành các hạt đen nhỏ li ti là đĩa cành của nấm gây bệnh. Gặp điều kiện ẩm ướt vết bệnh lan rộng từ 1/3-1/2 lá chét. Bệnh hường hại trên lá bánh tẻ và lá già.
- Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Colletotrichum sp. gây ra.
- Phòng trừ: Dùng thuốc TopsimM 70 ND với nồng độ 5-10g/8 lít nước.
* Bệnh chấm xám (Pestalozia sp.)
- Triệu chứng: Vết bệnh dạng hình bất định hoặc hình trịn màu xám nâu. Trên
vết bệnh thường có cá điểm nhỏ li ti màu xám đen xắp xếp một cách tương đối trật
tự theo đường vân đồng tâm. Vết bệnh thường lan từ mép lá của các lá chét vào
trong phiến lá. Khi gặp thời tiết ẩm ướt, các vết bệnh dễ thối nát và rụng.
- Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Pestalozia sp. gây ra.
- Phòng trừ: Dùng thuốc Daconil 500 SC pha nồng độ 0,2% hoặc Roval 50 WP
* Bệnh đốm vòng (Cercospora rosae)
- Triệu chứng: Vết bệnh là những đốm nhỏ hình mắt cua, hình trong hơi lõm, ở
giữa màu nâu nhạt, xung quanh có gờ nổi màu nâu đậm. Bệnh thường hại chủ yếu trên lá bánh tẻ, lá già, nhiều vết chi chít làm lá vàng, chóng rụng.
- Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Cercospora rosae gây ra.
- Phòng trừ: Dùng thuốc đặc hiệu TopsimM 70WP và Score 250 ND.
* Bệnh đốm vòng (Alternaria rosae)
- Triệu chứng: Vết bệnh hình trịn hoặc hình bầu dục, màu đen, trên vết bệnh
có các vân đồng tâm khá rõ. Khi gặp thời tiết ẩm ướt, ấm áp trên vết bệnh thường
hình thành một lớp nấm mốc màu đen gồm cành và bào tử phân sinh của nấm gây bệnh. Bệnh thường hại trên các lá già và lá bánh tẻ, làm lá vàng dễ khô rụng.
- Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Alternaria rosae gây ra. - Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc chống nấm kể trên.
Ngoài các bệnh hại trên, cây hoa hồng còn bị các bệnh hại do vi khuẩn và bệnh khảm vàng lá do virus gây ra. Bên cạnh đó cây hoa hồng cũng mắc phải một số bệnh sinh lý do điều kiện thời tiết bất lợi gây ra
* Sâu xanh (Helicoverpa armigera)
- Phá hại nặng trên lá non, ngọn non, nụ và hoa. Sâu trưởng thành đẻ trứng rải rác thành từng cụm ở cả hai mặt lá non, ở nụ hoa, đài hoa và hoa.
- Biện pháp phòng trừ: Dùng biện pháp canh tác, ngồi ra có thể dùng các loại
thuốc như Supracide 40 ND liều lượng 1-1,5 lít/ha (10-15ml/bình 8lít). Karate 2,5
EC, Pegasu 500 SC pha 5-7ml/ bình 8lít.
* Sâu khoang (Spodoptera litura Fabricius)
- Phá hại nặng trên lá non, nụ hoa và thường đẻ trứng thành ổ dưới mặt lá.
- Biện pháp phòng trừ: Dùng biện pháp canh tác, bẫy bả chua ngọt để diệt sâu
trưởng thành. Ngồi ra có thể dùng các loại thuốc như Supracide 40 ND liều lượng
1-1,5 lít/ha (10-15ml/bình 8 lít). Karate 2,5 EC, pha 5-7ml/bình 8 lít. Đặc biệt là chế phẩm vi sinh BT bột thấm nước với liều lượng 1 kg/ha có hiệu quả cao trong việc phòng chống sâu khoang phá hại hoa.
* Nhện đỏ (Techtranny chus urticae Koch)
Nhện thường cư trú bề mặt dưới của lá và thường chích hút dịch bào trong mơ lá hồng tạo thành vết hại có màu sáng, dần dần các vết chích liên kết với nhau. Khi
bị nặng lá hồng có màu nâu vàng rồi khô rụng đi. Dùng thuốc trừ nhện đỏ là cần thiết, có thể dùng thuốc Pegasu 500 SC hoặc Ortus 5 SC với liều lượng 1lít/ha.
* Sâu cuốn lá (Cacoecia micaceana), sâu đo xanh (Phisia sp.) và rệp
Đối với các loại này có thể dùng các loại thuốc như Supracide 40 ND liều lượng 1-1,5 lít/ha (10-15ml/bình 8 lít). Karate 2,5 EC, pha 5-7ml/bình 8 lít.
* Bọ cánh cứng
Như bọ dừa nâu, bọ cánh cam, bọ hung, châu chấu, có thể dùng các loại thuốc như Danitol 10 EC nồng độ 5-10ml/bình phun 8 lít, liều lượng 0,5-1lít/ha, Decis 2,5
Để trừ các loại bọ xít, bọ trĩ có thể dùng thuốc PolitrinP 440 EC nồng độ 8-10
ml/bình 8lít hoặc thuốc ofatox 400 EC liều lượng 1-1,5lít/ha.
Câu hỏi và bài tập
1. Trình bày đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh có liên quan trực
tiếp đến kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng.
2. Trình bày đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh có liên quan trực
tiếp đến kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa đào.
3. Trình bày cơ sở khoa học và cách thực hiện việc điều chỉnh cây đào ra hoa.