4. CÂY HOA LAN (Orchid) 1 Vị trí, phân loà
4.6.1. Điều chỉnh ánh sáng và nhiệt độ
Đối với lan con thì giống nào cũng phải che nắng, khi lan đã mọc rễ thì tùy giống mà điều chỉnh.
- Đối với Vanda lá hình trụ hoặc Renathera thì bỏ hẳn che nắng
- Các giống Dendrobium, Cattleya, lan bầu rượu thì che 30-50% ánh sáng tự
nhiên. Cần chú ý các loại Dendrobium, Cattleya, thiếu ánh sáng sẽ không ra hoa. - Những loại lan che 70% là các loại lan hài Paphiopecdium.
Tùy loại lan nhưng để gốc lan quá ẩm. Độ ẩm của vườn khơng đọng nước, khơng ẩm q vì khi đó lan dễ bị bệnh.
4.6.3. Bón phân
Cung cấp dinh dưỡng cho lan là một kỹ thuật khó, địi hỏi phải có kinh nghiệm.
Lan hập thụ dinh dưỡng qua sự cộng sinh với nấm ở rễ và qua phun vào lá. - Nước ngâm xác động vật đến hết mùi hôi, pha với tỷ lệ 1/10 hay1/20 (1 nước
phân với 10 hoặc 20 nước lã).
- Phân ngâm ủ: Có thể là phân của động vật hay đậu tương ngâm ủ hết mùi hơi. - Phân hóa học: Khi cây lan sinh trưởng tốt thì khơng cần bón phân hóa học .
Khi cây sinh trưởng chậm thì có thể sử dụng các loại phân sau đây:
+ Đối với lan con: Bón N, P, K có tỷ lệ 3:1:1 pha nồng độ 1/500, cứ 5-10 ngày
phun toàn bộ cây 1 lần.
+ Để kích thích ra rễ dùng phân có tỷ lệ N:P:K lá 1:2:1 pha nồng độ 1/300 và
cứ 10-15ngày phun vào toàn bộ cây 1 lần.
+ Để kích thích ra hoa, thì pha phân N, P, K theo tỷ lệ 1:1:2 pha nồng độ 1/300
cứ 10-15ngày phun toàn bộ cây 1 lần.
+ Khi đã có hoa, muốn để hoa đẹp, bền thì pha phân N, P, K theo tỷ lệ 1:2:1
hoặc 1:1:2.
Ngoài ra thường dùng các chế phẩm dinh dưỡng như:
- Đối với lan con dùng Orchid 1 với liều lượng pha 5g/lít nước sau đó phun xịt
ướt đẫm lá, cứ 5 ngày xịt 1 lần. Thời gian phun 8-10giờ sáng. Chế phẩm này có vitamin và axit amin nên có tác dụng kích thích cây sinh trưởng nhanh.
- Đối với lan lớn dùng chế phẩm Orchid 2.
- Đối với lan đã có hoa dùng chế phẩm Orchid 3 có tác dụng làm cho hoa lớn nhanh, bền.
4.6.4. Phòng trừ sâu bệnh
- Khi lan bị sâu: Dùng các thuốc thông thường phun theo nồng độ hướng dẫn
để diệt được các loài nhện trắng, sâu đo, giun đất,...Đối với rệp nâu phải lấy dao sắc
cạo và thoa một lớp cồn 90o để tẩy rửa các trứng cịn sót lại, phải làm lại nhiều lần trong nhiều tháng mới hết.
- Khi cây lan có những biểu hiện của sự nhiễm khuẩn, như đốt bỏ.
+ Khi bị vàng úa ở đầu lá, trở nên xốp, khơ héo, có khi bị đốm màu sậm và lan rộng đều khắp mặt lá.
+ Giả hành mọc càng ngày càng nhỏ lại, cuống lá xốp dễ gãy ngang, giả hành trở nên xốp như bị phỏng nặng rồi ung thối.
+ Mầm non đang lên bị ung thối màu đậm đen và chết.
Định kỳ phòng bệnh vi khuẩn cho lan cách phun CuSO4 pha loãng 1-2 tháng/1lần (5-10 g/lít nước) có thể dùng Captan họăc Zineb theo nồng độ hướng dẫn trên bao bì.
1. Trình bày đặc điểm thực vật học chính và yêu cầu ngoại cảnh liên quan đến kỹ thuật trồng chăm sóc cây hoa phong lan Orchid.
2. Trình bày quy trình nhân giống tách cây, trồng, chăm sóc và cách điều chỉnh nở hoa đối với những loài phong lan quan trọng phổ biến.