1. CÂY HOA HỌ HOA HỒNG Vị trí phân loài chung
1.2.2. Đặc điểm thực vật học và phân loà
1.2.2.1. Đặc điểm thực vật học
Cây hoa hồng thuộc ngành hạt kín, lớp hai lá mầm cho nên có những đặc tính thực vật học như sau:
* Rễ
Rễ cây hoa hồng thuộc loại rễ chùm, phân bố chủ yếu trên tầng đất mặt và phát triển mạnh theo chiều ngang, khi bộ rễ phát triển tương đối hoàn chỉnh thì phát sinh nhiều rễ phụ.
* Thân, cành
Thân cây hoa hồng thuộc nhóm cây thân gỗ, cây bụi thấp, thẳng có nhiều cành và gai nhọn.
* Lá
Lá cây hoa hồng thuộc loại lá kép lông chim, mọc cách, có lá kèm nhẵn ở cuống lá. Trên mỗi lá chét có từ 3-5 hay 7-9 lá chét, xung quanh lá chét có nhiều
răng cưa nhỏ. Tùy giống mà lá có màu sắc xanh đậm hay xanh nhạt, răng cưa nơng
hay sâu, hay có hình dạng lá khác.
* Hoa
Có nhiều màu sắc và kích thước khác nhau. Hoa hồng đỏ có mùi thơm nhẹ, cánh hoa mềm dễ bị dập nát và gãy. Cụm hoa chủ yếu có một hoa hay một tập hợp ít hoa trên cuống dài, cứng, có gai. Hoa lớn có cánh dài hợp thành chén ở gốc, xếp thành một hay nhiều vòng, xiết chặt hay lỏng tùy theo giống. Hoa hồng thuộc loại
hoa lưỡng tính. Nhị đực và nhụy cái trên cùng một hoa. Các nhị đực dính vào nhau
bao xung quanh vòi nhụy. Khi phấn chín rơi trên đầu nhụy nên có thể tự thụ phấn.
Đài hoa có màu xanh.
* Quả và hạt
- Quả hình trái xoan có cánh đài cịn lại.
1.2.2.2. Phân lồi
Cây hoa hồng có tên khoa học là Rosa s.p thuộc đơn vị phân lồi sau: Ngành thực vật hạt kín: Angiospermes
Lớp Hai lá mầm: Dicotyledonae
Phân lớp Hoa hồng: Rosidae
Bộ Hoa hồng: Rosales
Họ Hoa hồng: Rosaceae
Danh từ hoa hồng để chỉ những cây hồng thuộc họ hoa hồng Rosaceae trồng lấy hoa cắm lọ trang trí hoặc cắt tỉa tạo hình làm cảnh để phân biệt với cây hồng trồng lấy quả thuộc họ thị Ebenaceae. Cũng có cây tường vi trong họ Tử vi (Lythraceae)
Cây hoa hồng thuộc họ hoa hồng Rosaceae, lớp hai lá mầm. Cây này được trồng xưa nhất ở Trung Quốc sau đó người châu Âu lai tạo thành những giống hoa hồng hiện nay.
Hoa hồng bao gồm hơn 300 loài được phân bố ở khắp Bắc bán cầu. hiện nay, với quá nhiều loại hồng để chọn lựa trồng trong vườn hay trong chậu, người làm
vườn rất quan tâm đến hệ thống sắp xếp, phân loại hồng. Trên thế giới có thể phân
loại chúng theo màu sắc, theo dịng giống hoặc theo hình dáng thân cành.
Có rất nhiều quan điểm trong phân loại hoa hồng, nhưng cách phân loại hoa hồng được nhiều người quan tâm nhất là cách chia cây hoa hồng làm 3 loại chính:
* Hồng dại (hồng leo hay hồng bò)
Đây là loại thường gặp nơi tự nhiên hoang dã, thân cây dạng bị. Có khoảng
150 lồi hồng hoang dại đã được lai tạo tự nhiên lâu đời tạo ra được nhiều dạng mới
thân dạng bụi, cành nhiều, nhiều hoa đơn nhỏ mọc thành chùm màu hồng hay phớt
hồng, hoa nhanh tàn, dùng làm gốc ghép rất tốt.
Các dạng hoang dã thường gặp ở hầu hết vùng miền tại Việt Nam là hồng leo có tên Rosa multiflora.Thumb. có đặc điểm cây sinh trưởng mạnh, chịu được nhiệt
độ cao, chịu lạnh kém, hoa nhiều có màu phớt hồng, chỉ ra hoa một lần vào vụ
xuân. Hồng Ân Độ (Rosa Indica) phát triển thân cành mạnh, hoa to, dáng thân đẹp, ít bị sâu bệnh hại.
* Hồng cổ điển
Là những giống hoa hồng được nuôi trồng trước năm 1867, được đánh dấu là cây hoa hồng trà được lai tạo đầu tiên bởi Công ty hoa hồng của Mỹ (Jacshon). Đại diện cho nhóm hồng cổ điển này là hồng trà ở Trung quốc (Rosa Chinensis hay
Dorata), có nhiều mầu sắc khác nhau (trắng, vàng, da cam,...), hoa có thể đơn hoặc
kép thường ra hoa suốt mùa hè, những loại hoa này thường có mùi thơm. Hiện được
trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc nước ta.
* Hồng hiện đại
Là tất cả các loại hoa hồng được lai tạo và nuôi trồng sau 1867 trở lại đây. Nhiều công ty kinh doanh hoa, cây cảnh lớn với kỹ thuật công nghệ cao đã sản xuất nhiều giống hoa lai tạo có kích thước hoa lớn, màu sắc đa dạng và lâu tàn. Từ các
thành loại hồng trà lai như giống Polyantha- là cây hồng được lai giữa Multiflora và cây hồng trà (Rosa Chinensis hay Dorata) hay Florybunda được lai giữa Polyantha với cây hồng trà, hoặc Grandiflora được lai tạo giữa Flosibunda và cây hồng trà,...
Ngồi ra, người ta có thể dựa vào chiều cao để phân loại hoa hồng:
- Loại hồng mini: Thân cao từ 10-25cm, thường được trồng trong chậu nhỏ, trồng trang trí trong các vườn hoa cơng viên.
- Loại hồng thân lùn: Thân thường cao từ 30-60cm, có nhiều hoa nhưng hoa nhỏ mọc thành chùm được trồng với nhiều mục đích trang trí khác nhau.
- Loại hồng bụi: Thân cao từ 50-100cm, có hoa đơn to, thường trồng để cắt hoa.
- Loại hồng cây: Thân cây to, cao từ 1-2m, thường trồng như cây cảnh trang trí
trước sân, các lối đi trong các vườn có quy mơ lớn.
- Loại hoa hồng leo (hồng bám trụ, leo dàn): Thân cây cao to, phải bám vào trụ hay hàng rào, thường được trồng để cho leo dàn hoặc trang trí ban công và làm
hàng rào.
Hiện nay, các giống hồng Đà Lạt có khoảng trên 20 giống, tùy theo đặc điểm hình thái, màu sắc hoa, lá, cành mà được chia ra làm 5 nhóm chính: nhóm có màu cánh sen, nhóm các giống hồng vàng, nhóm các giống hồng màu đỏ son, nhóm các giống màu đỏ nhung.