5. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HOA MAI (Ochna intergrrima Lour)
5.2.1. Các giống mai vàng
5.2.1.1. Nguồn gốc và vị trí phân lồi thực vật
Họ Lão mai (Ochnaceae) có 2 lọai mai vàng và mai tứ quý.
Mai vàng là cây tiêu biểu của mùa đông ở miền Nam (bốn loại cây tiêu biểu cho 4 mùa: Xuân lan, hè sen, thu cúc, đông mai. Trồng mai để chơi tết hay cây cảnh trong kiểng cổ.
Cây mai được coi là cây hoa tết truyền thống ở miền Nam, cách đây 300 năm,
do khơng có hoa đào cúng tết theo phong tục của của dân tộc nên đã lấy cây hoa mai vàng nở vào dịp tết làm hoa cúng tết.
Hoa mai còn cất dầu thơm để chữa bỏng nước, uống chữa ngứa, phơi khô chữa hen xuyễn
Cây mọc hoang ở rừng thưa, được trồng làm cảnh ở đất vườn đồng bằng. Vỏ cây đắng, dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa.
5.2.1.2. Giới thiệu các giống mai vàng (Ochna Intergerrima Merr)
Các giống mai vàng có các giống cây hoa mai sau đây: - Mai Huỳnh tỷ, có hoa 24 cánh xếp nhiều tầng.
- Hoa Cúc có hoa giống hoa cúc, 24 cánh xếp làm 3 tầng
- Mai Giảo 12 cánh, 2 tầng cánh - Mai Cửu Long
- Mai trắng Bến Tre 10 cánh - Mai trắng Thanh Đài thơm
- Mai trắng Miến Điện 5 cánh, lá màu cẩm thạch nên gọi là mai cẩm thạch
5.2.1.3. Đặc điểm thực vật học cây mai vàng
- Thân cây bụi gỗ nhỏ, cao 2-7m, vỏ cây màu nâu vàng
- Lá đơn mọc đối, mặt trên nhẵn, mặt dưới thơ, khơng có lơng, dày, mép lá có
răng cưa nhỏ, thuộc loại cây rụng lá và ra hoa đẹp và cuối mùa đông đầu xuân.
- Hoa có 5 cánh đài màu xanh, 5-8 cánh tràng hoa mỏng màu vàng có sáp dễ rụng.
- Quả có chân cứng đen, 7-10 quả chụm quanh một đế hoa.
5.2.2. Kỹ thuật trồng
5.2.2.1. Nhân giống
Mai vàng nhân giống bằng cách: Gieo hạt, chiết cành và ghép hoặc chặn rễ tách cây, hoặc chặn rễ tách cây. Các nhà trồng mai ghép dựa mai vàng trên cây mai
răng chó. vào tháng 3.
* Gieo hạt
- Chọn hạt có kích thước lớn, chắc, mẩy, vừa đến độ chín hình thái.
- Làm đất thành luống nhỏ tơi xốp (nếu cần số lượng giống ít chúng ta có thể chuẩn bị đất thật kỹ sau đó đưa vào trong khay ho ặc túi PE có kích thước nhỏ, sau
đó gieo hạt vào túi).
- Gieo hạt, độ sâu lấp đất 10-15cm có thể bứng đem trồng hoặc ươm vào giỏ tre, chậu nhỏ, túi PE khi trồng chú ý hạn chế rễ cọc phát triển mạnh người ta thường
đặt miếng gạch, ngói ngay dưới rễ cọc (rễ chuột).
- Sau 5-10 năm cây Mai mới cho hoa, hoa sẽ kém đẹp hơn hoa mai mẹ. Cây mai gieo hạt thường uốn thân, cành và gốc dễ hơn, bộ rễ đẹp hơn so với các phương pháp nhân giống khác.
* Chiết cành
- Nguyên liệu bó bầu: Rễ cây hoa lục bình, xơ dừa mục, có thể dùng bông phế thải. Nguyên liệu bó bầu phải được xử lý bằng nước vôi 5% ngâm 12-24 h mới
đem dùng.
- Khoanh vỏ phơi 2-3 ngày trước khi bó bầu (chiều dài khoanh vỏ = 1,5-2 lần đường kính cành).
- Dùng Nilon mảnh để bó cành chiết.
- Khoảng 2-3 tháng sau cành chiết ra rễ mạnh, chuyển màu thì cưa, cắt đem
trồng hay giâm vào giỏ tre hay chậu (nên ngâm bầu vào nước 15 phút để rễ hút no
nước mới tháo bao nilon ra trồng).
Ngoài ra theo kinh nghiệm dân gian thường khoanh vỏ, vùi cành xuống đất, cắm nọc cố định phần ngọn không cho lay động, đối với những cành ở sát đất thường được áp dụng cách làm này. Sau khi cố định, tưới ấm hàng ngày khoảng 2-3
tháng bới nhẹ đất để xem chừng rễ, khi thấy rễ mọc mạnh thì cưa, cắt đem trồng
* Ghép mai
Gốc ghép
Để có gốc ghép ta có thể tiến hành các phương pháp: Gieo hạt, chiết, giâm.
- Gieo hạt: Hạt được lấy từ cây mai Tứ quý hay các loại mai rừng có khả năng
sinh trưởng và phát triển mạnh, ít sâu bệnh, bộ rễ đẹp. Khi thu hoạch hạt từ những
cây mai trên, chú ý nên gieo ngay để có tỷ lệ mọc mầm cao. Cây non được ra ngôi với mật độ 20 x 50cm, chăm sóc, làm cỏ, xới xáo, tỉa cành con mọc cách mặt đất
20cm. Căn cứ vào phương pháp ghép mà đường kính cây gốc ghép có những kích thước khác nhau về độ lớn (0,6-0,8cm).
Các phương pháp ghép
- Ghép áp: Phương pháp này thường được áp dụng để tăng giá trị thẩm mỹ của cây mai có bộ rễ đẹp, nhưng hoa xấu hoặc trên một số gốc ta có thể ghép áp nhiều
nhánh để cây mai cho nhiều loại hoa có màu khác nhau. Nhược điểm của ghép áp thường hay bị gãy chỗ ghép.
- Ghép nêm (ghép chẻ ngọn): Kỹ thuật ghép giống như ghép cây ăn quả.
- Ghép mắt: Khi đã chọn được gốc ghép và mắt ghép phù hợp với sở thích và chú ý nếu cây mai làm gốc ghép có độ tuổi cao (lão mai) thì chúng ta phải cưa bỏ hết thân cành, lá để cho cành vượt phát triển có đường kính khoảng 0,6-0,8cm thì
đạt tiêu chuẩn gốc ghép.
- Ghép cửa sổ: Mở cửa sổ trên gốc cây ghép dài 3cm, rộng 2cm cũng làm
tương tự với cành lấy mắt ghép.
- Ghép chư I: Thường được áp dụng khi mắt ghép đã có chồi non nhú ra.
- Ghép mắt nhỏ có gỗ: Thường được áp dụng khi số lượng mắt ghép bị hạn chế, cây gốc ghép có đường kính nhỏ.
- Ghép xuyên thân: Thường được áp dụng với trường hợp cây thiếu nhánh, cần bổ sung thêm cho đủ để đảm bảo kiểu dáng, thế.
5.2.2.2. Trồng và chăm sóc
* Đất trồng
Cây mai chủ yếu được trồng trong chậu và hỗn hợp chất trồng là: 70% đất thịt
+ 20% đất cát + 10% phân hữu cơ (thật hoai mục) trộn đều phơi khô và trong vào
chậu,
hoặc túi PE hay giỏ tre. - Bón thúc 2 lần trong năm
+ Lần 1 sau tết khoảng tháng 2-3 theo ầm lịch, kết hợp làm cỏ (sau khi hoa
tàn).
+ Lần 2 vào đầu mùa mưa.
- Lượng bón: 200-300g bánh dầu/1 lần bón.
Ngồi ra người ta có thể tưới nước phân đã được ngâm ủ kỹ (giống nước phân
dùng cho hoa cúc) 10-15 ngày một lần tuỳ theo sức sinh trưởng mạnh yếu của cây.
* Tưới nước
Tưới nước giữ ẩm cho cây mai là công việc làm thường xuyên, nếu cây mai
phải tưới, tưới nước sạch, tưới nước và giữ ẩm cho cây mai được tiến hành suốt cả
năm.
* Phòng trừ sâu bệnh
Cây mai ít bị sâu bệnh hại, nhưng trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng, khơng thơng thống hay bị nhiều đối tượng sâu bệnh phá hại.
- Sâu đục thân: Làm cho cây mai héo tán lá. Lấy dao mũi nhọn khoét theo vết
sâu ăn mà bắt giết hoặc kết hợp rải Basudin 10H.
- Sâu róm: Thường ăn lá non mới ra, định kỳ phun thuốc trừ sâu tháng 1 lần hoặc tìm bắt khi thấy sâu hại đọt non.
- Sâu tơ: Nhả tơ quấn quanh búp non cây mai và làm chết đọt mai. - Ong ăn lá mai.
- Rệp đen, rệp sáp: Rệp sáp rất nhiều bám dày đặc cả ngọn cành mai, phun thuốc rệp 2 ngày 1 lần, phun nhiều lần cho đến khi rệp chết thì ngừng, thường dùng Trebon, Methyl P arathion, Supracide.
Ngồi ra cây mai có rất nhiều loại côn trùng hại như kiến, mối, dế, ốc, các loại này dễ chữa trị.
5.2.2.4. Kỹ thuật điều khiển mai ra hoa
Cây mai rụng lá tự nhiên vào tháng 11 và ra hoa vào dịp tết, có thể trước và sau ngày tết. Biểu hiện của hoa nở đúng ngày tết là 23 tháng chạp, các nụ mai bung vỏ trấu. Để tác động cho mai nở đúng tết thì ở Nam Bộ thường lảy lá vào 15 tháng
chạp và lảy lá mai đã trở thành phong tục.
Tuy nhiên thời gian lảy lá cũng căn cứ vào giống mai, thời tiết, độ lớn của nụ mai và vĩ tuyến nơi trồng mai.
- Mai nhiều cánh nở muộn hơn mai 5 cánh, nên mai nhiều cánh lảy sớm hơn 5 ngày.
- Thời tiết mưa và lạnh thì lẩy lá sớm hơn.
- ở Huế lảy lá mai trước tế 1 tháng, ở Đà Nẵng lảy muộn hơn một chút Thao tác lảy lá tránh tránh xước vỏ cây, dừng tưới 2 ngày cho khô nhựa.
* Tuốt lá Mai
Tuốt lá Mai quan trọng, quyết định hoa có nở đúng tết hay khơng. Theo kinh nghiệm cổ truyền của cha, ông chúng ta, tuốt lá mai vào ngày 15/12 âm lịch hoặc 23/12 âm lịch khi nụ xé bao (bung vỏ lụa) thì 30 tết sẽ nở hoa. Các căn cứ để tuốt lá
mai, điều khiển hoa nở đúng tết.
- Căn cứ thời tiết từng năm: Năm nào thời tiết nắng nóng nhiều thì mai sẽ nở sớm và năm nào mát mẻ nhiều thì mai sẽ nở hoa muộn.
- Căn cứ vào độ cao của vĩ tuyến càng ra Bắc (độ vĩ tuyến cao) thì tuốt lá mai sớm hơn: Hà nội trước 1 tháng, Huế 1 tháng, miền Nam tuốt lá vào 15/12 âm lịch cho loại mai vàng 5 cánh.
- Căn cứ vào độ lớn của nụ hoa lớn hay nhỏ, hoa xé bao hay chưa (bung vỏ lụa,
vỏ trấu).
- Căn cứ vào bản chất di truyền của các giống mai, thông thường loại nhiều cánh nở muộn hơn loại 5 cánh khoảng 5-7ngày.
* Trong các căn cứ trên
Căn cứ vào độ lớn, nhỏ của nụ hoa để tuốt lá là quan trọng hơn cả.
- Nếu năm nào mưa nhiều, lạnh nhiều, đối với loại mai vàng năm cánh nụ mai còn quá nhỏ ( tất cả các hoa nhỏ hơn nửa hạt gạo) thì tuốt lá vào khoảng 10/12, lớn
hơn một chút (bằng nửa hạt gạo) thì tuốt lá vào ngày 12,13/12 âm lịch, nếu thấy nụ
mai lớn vừa phải (hoa lớn bằng hạt đậu đen) thì phải tuốt lá vào 18-20/12 âm lịch
cho đến 23/12 âm lịch hoa xé bao (bung vỏ lụa). Đối với các loại mai khác có nhiều
cánh thì phải trẩy lá sớm hơn từ 7-10ngày.
- Trường hợp mai ghép nhiều loại khác nhau thì phải tuốt lá riêng từng loại theo như cây đơn lẻ khác nhau.
Chú ý: Không tưới nước 1-2ngày sau khi tuốt lá cho vết sẹo lá khô nhựa.
* Thúc mai nở hoa sớm
Đến 23/12 âm lịch chưa xé bao là muộn, ta phải thúc cho nụ hoa nở sớm và có
thể hoa nở vào dịp Tết.
- Phơi nắng, tưới nước vào giữa trưa. Tưới từ trên ngọn xuống gốc
- Tưới nước ấm khoảng 40oC và tưới nhiều lần trong ngày
- Phun thuốc Methyl P arathion hay Malathion.
* Hãm cho mai nở muộn
Trước khoảng 23/12 âm lịch, mai có biểu hiện bung vỏ lụa, thì mai sẽ nở sớm,
cần phải hãm cho mai nở muộn bằng cách để cây vào nơi râm, mát hay che phủ vải
đen, tưới nước vào buổi sáng và chiều tối (mỗi lần có thể tưới thêm 1-2g urê/8 lít nước) kích thích mai ra lá và hạn chế sự nở hoa sớm 1-2ngày. Người ta có thể hạn
chế tưới nước và đem phơi nắng mai cũng sẽ nở muộn 1-2ngày.
Câu hỏi và bài tập
1. Phân biệt các lồi hoa cây cảnh có tên mai. Phân biệt sự khác nhau giữa cây mai vàng và cây mai tứ quý.
2. Trình bày các đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh liên quan trực
tiếp đến kỹ thuật trồng trọt cây hoa mai.
3. Trình bày cơ sở khoa học và cách thực hiện việc điều chỉnh cây mai ra hoa.
6. CÂY QUẤT