Đặc điểm thực vật học cây phong lan

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH pot (Trang 65 - 66)

4. CÂY HOA LAN (Orchid) 1 Vị trí, phân loà

4.2. Đặc điểm thực vật học cây phong lan

* R

Phong lan sống ở đất vách đá hoặc sống phụ, sống hoại sinh nên có các dạng rễ

khác nhau:

- Loại phong lan sống ở đất thì có rễ dạng củ lạc, rễ mọc và xum xuê.

- Một số có thân lá kém phát triển thì hệ rễ phát triển dày đặc và có khả năng

quang hợp.

- Nhiều họ sống phụ bám treo lơ lửng trên thân gỗ khác hệ rễ đan xen chằng

chịt có tác dụng chắn mùn giữ ẩm và có lớp mô xốp hút ẩm trong không khí và chứa ẩm, dự trữ nước. Loại lan này có thể nhìn rõ rễ và mô sinh trưởng đầu rễ,

không thấy lông hút. Số lượng rễ có ít, không có khả năng đâm xuyên mà chỉ leo

bấm .

- Loại phong lan sống hoại bộ rễ có dạng búi nhỏ, có nhiều vòi hút ngắn dày

đặc có tác dụng lấy chất dinh dưỡng từ xác thực vật qua hoạt động của nấm

* Thân

- Thân cây ngắn hoặc dài đôi khi phân nhánh mang lá hay không mang lá có 2

loại thân:

+ Thân sinh trưởng hợp trục: Đa số các loài lan đều có dạng thân sinh trưởng

hợp trục. Thân này gồm nhiều nhánh bò dài trên giá thể hoặc ẩn sâu trong lòng đất.

Ngoài ra có thân rễ thường có một phần mọc thẳng mang lá.

+ Thân sinh trưởng đơn trục

- Loài phong lan sống phụ có loài có thân phình to biến thành củ giả tác dụng

dự trữ nước và dinh dưỡng thi sống trong điều kiện khô và trên cao.

* Lá

- Hình dạng thay đổi từ lá mọng nước, lá hình trụ tiết diện tròn hay có rãnh đến

loại lá có phiến lá mỏng dài. Phiến lá trải rộng hay gấp lại theo gân vòng cung hình quạt. Các lá sát gốc tiêu giảm thành bẹ không có phiến hay tiêu giảm hẳn thành vảy.

- Thời gian tồn tại của lá thì tùy từng loài. Có loài lan có lá tồn tại rất lâu (5-

7năm). Nhưng cũng có loài cứ đến mùa đông thì rụng lá (phong lan nhiệt đới) đến

mùa xuân thì ra hoa, mặc dù không có lá.

- Màu sắc lá: Có loài xanh bóng, có loài lá màu hồng hoặc nâu hồng nổi lên

các đường trắng.

* Hoa

Hoa lan có màu sắc khác nhau

- Đa số loài lan đều nở rộ, các hoa tập hợp lại thành chùm phân bố ở đỉnh ngọn

hay nách lá.

- Hoa lan thuộc hoa mẫu ba: Cánh môi là bộ phận quyết định giá trị thẩm mỹ.

Giữa hoa có một trụ nổi lên gọi là trụ sinh dục trên có phấn và noãn (nên phong lan

được xếp vào bộ nhị hợp nhụy). Hoa lưỡng tính nhưng vẫn phải thụ phấn thì mới có

hạt.

- Hoa có bầu hạ, nếu được thụ phấn thi sẽ tạo ra quả kéo dài theo cuống

* Quả

Quả lan thuộc loại quả nang trong chứa hàng triệu hạt, khi quả chín quả nứt ra

theo 3-6 đường rãnh.

* Hạt

Hạt lan có nhiều trong quả. Hạt nhỏ li ti bên trong chứa nhiều không khí,

không có nội nhũ nên nhẹ gần như không trọng lượng và cần có nấm cộng sinh mới

nẩy mầm được.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH pot (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)