2. CÂY HOA HỌ CÚC (Asteraceae) 1 Vị trí phân loài chung
2.2.7. Bấm đọt tạo thế điều khiển hoa nở * Bấm tỉa
* Bấm tỉa
Tùy mục đích trồng cúc mà tiến hành kỹ thuật bấm tỉa khác nhau
- Cây cúc cần có hoa to thì bấm mầm nhánh chỉ để lại một bơng chính ở đỉnh ngọn (thường trồng mật độ dày)
- Cây cúc cần có nhiều hoa thì bấm đọt ở thân chính và bấm nhiều lần ở cành
phụ để nụ phát triển tự nhiên như sau: + Lần 1 bấm sau trồng 20-35ngày + Lần 2 bấm sau trồng 40-45ngày
Cúc ra nhiều chồi nhánh nên phải kiểm tra thường xuyên và bấm tỉa mầm không cần thiết. nếu cây yếu thì bấm 1 lần, số cành để lại tùy thuộc vào số hoa muốn để. Đồng thời tỉa bỏ mầm giá và tỉa nụ không cần thiết để tập trung dinh
dưỡng cho cành và nụ hoa còn lại.
* Điều khiển hoa nở
- Đối với giống cúc phản ứng với ánh sáng ngày ngắn nếu
+ Muốn hoa nở chậm và sinh trưởng thân lá tốt thì phải thắp đèn cho dài thêm 4-5giờ/ngày đồng thời bón thêm phân để cây sinh trưởng và kìm hãm sự phân hóa
hoa. Đặt bóng đèn ở độ cao 1m, 6-10m2 thắp 1 bóng 100W
+ Muốn hoa nở sớm lấy giấy đen che ánh sáng từ 16giờ hôm trước đến 8 giờ ngày hôm sau hoặc dùng giấy mỏng bọc kín hoa hoa lúc nụ vừa hé.
- Đối với giống cúc phản ứng với ánh sáng ngày dài như giống cúc tím hè, CN
93, Đà Lạt,...thì điều chỉnh ánh sáng ngược lại.
- Dùng dung dịch MET 100-300ppm, Mydrin 100-200ppm theo hướng dẫn để làm hoa cúc nở chậm lại vài ba ngày vì các chất trên làm chậm sinh trưởng của cây. Hoặc muốn làm chiều cao cây thì cũng dùng MET phun.