Phương pháp ghép Khái niệm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH pot (Trang 28 - 29)

4. PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG

4.3. Phương pháp ghép Khái niệm

Khái niệm

Ghép là lấy một bộ phận của cây tốt (mắt, đoạn cành) để ghép lên một cây khác, có thể cùng loài hoặc khác loài tạo thành một tổ hợp bao gồm cành ghép và gốc ghép, tổ hợp đó chung sống với nhau sinh trưởng, phát triển ra hoa, quả bình

thường có năng suất cao, phẩm chất tốt, có tính chống chịu với điều kiện sinh thái

bất lợi của môi trường.

Trong sản xuất hoa, cây cảnh người ta thường sử dụng phương pháp ghép để

tạo cho cây có đủ cành nhánh trên những tán bị khuyết, tạo ra cây có nhiều màu sắc hoa trên cùng một gốc,...

Ảnh hưởng qua lại giữa gốc ghép và cành ghép

- Gốc ghép làm tăng tuổi thọ của mắt ghép.

- Ảnh hưởng đến thời gian ra hoa của cây trồng nói chung và hoa cây cảnh nói riêng.

- Ảnh hưởng đến năng suất hoa, mức độ bền của màu sắc hoa.

- Ảnh hưởng đến tính chống chịu của giống (sâu bệnh, điều kiện sinh thái bất lợi). Những mối quan hệ có ảnh hưởng sâu sắc nhưng không hề thay đổi bản chất di truyền của giống.

Sức hợp ban đầu và sức hợp sinh học của một tổ hợp

- Sức hợp ban đầu là khả năng tiếp hợp (liền lại của mắt với gốc ghép).

- Sức hợp sinh học là khả năng sinh trưởng của tổ hợp sau khi ghép, là khả

năng cho năng suất, tính chống chịu tốt hay xấu.

Sức hợp ban đầu được xác định trong vườn ươm, còn sức hợp sinh học được

- Những nhân tố ảnh hưởng đến sức hợp: Quan hệ gần gũi về mặt họ hàng (giống, họ, loài), mùa vụ, thời điểm ghép.

Qua sức hợp ban đầu và sức hợp sinh học để đặt tiêu chuẩn ghép với mỗi loại (gốc, mắt ghép), quyết định mùa vụ, thời điểm ghép, thao tác ghép phải thành thục và thông thạo, thường xuyên tiến hành vệ sinh vườn ghép, mắt ghép phòng trừ sâu bệnh (Phytopthora, thối rễ, phấn trắng).

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH pot (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)