4. PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG
QUI TRÌNH SẢN XUẤT CÀNH GIÂM Xây dựng nhà giâm cành đơn giản
Xây dựng nhà giâm cành đơn giản
Nhà giâm cành có thể trong vườn ươm hoặc xa vườn ươm. Nguyên liệu bao gồm:
- Khung sắt hoặc nhơm, kích thước, số lượng nhiều hay ít phụ thuộc vào quy
mô vườn, chiều cao phải đạt 1,8-2,0m.
- Nilon hoặc cót thay đổi dùng trong năm. Trong điều kiện ánh sáng mạnh mái
bằng cót, tường bao xung quanh bằng P.E. Trong điều kiện ánh sáng yếu mái bằng
PE, tường bao xung quanh bằng cót.
- Nguyên liệu giâm cành: Than bùn đập nhỏ, cát đáy sông phơi khô, trên nền
đất hoặc nền bê tông chúng ta đổ một lớp nguyên liệu giâm dày khoảng 10-12cm, trước đó có xử lý formol (formalin) phịng trừ nấm và tuyến trùng.
Cắt, tỉa cành để cắm vào giá thể
* Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra rễ của cành giâm
- Nhiệt độ: Trong phòng 23,4oC, trong môi trường giá thể 21,6-26,6oC (theo Fresman, Jeal michel).
- Ẩm độ: Là khả năng cung cấp nước của môi trường và khả năng bảo vệ
chống lại sự thốt hơi nước qua lá, tham gia vào q trình phân hố bảo vệ chất điều tiết sinh trưởng xúc tiến quá trình hình thành rễ, mầm. Ẩm độ của giá thể lớn ẩm độ
khơng khí trong nhà giâm thường khoảng 60-75%. Nếu ẩm độ của giá thể tăng lên
80-90% thì xẩy ra sự rối loạn trong quá trình phân chia của mầm rễ và rễ mọc ở những vị trí khơng cần thiết. Như vậy trong quá trình giâm cành xẩy ra mâu thuẫn
đối kháng: Ẩm độ khơng khí cao hơn 90%, ẩm độ giá thể dưới 75%. Có hai cách giải quyết mâu thuẫn này:
+ Khống chế bằng mật độ cành giâm để khống chế ẩm độ trên giá thể, mật độ
cắm thật dày mùa hè (300-500 cành, có thể 700 cành/m2). Tạo ẩm độ 80-90% trên
mặt lá bằng cách phun nước định kỳ đảm bảo mặt lá ln có độ bóng lống (mùa hè phun nhiều lần hơn mùa đông, khi phun nên ngửa bát sen của bình phun lên).
- Ánh sáng: Đảm bảo, quyết định khả năng ra rễ, giúp cho quá trình quang hợp hình thành các chất hữu cơ nuôi cành giâm. Nhưng nếu cường độ ánh sáng quá mạnh sẽ thúc đẩy sự phân giải các hợp chất hữu cơ, thúc đẩy quá trình thốt hơi
nước quá nhanh mà cành giâm không thể bù đắp nổi. Nhà giâm cành cần đảm bảo
50% ánh sáng tự nhiên và ánh sáng có màu xanh tốt hơn ánh sáng màu trắng.
- Auxin: Trong cành giâm tồn tại các chất Auxin, Cytokinin, Vitamin, Nicotinic, Protide, Glucide, Vitamin A (dưới dạng Caroten), axit amin,...mỗi loại chất có tác động ở những pha nhất định. các Cytokinin hoặc Bajơpurin có tác dụng kìm hãm sự ra rễ của thực vật. Tỷ lệ auxin/cytokinin càng cao càng có lợi cho quá trình ra rễ của cành giâm.
* Phương pháp thu hoạch cành giâm
- Thu hoạch cành giâm vào những ngày mát mẻ (tránh trưa, chiều, gió nóng) chọn cành bánh tẻ tuổi từ 1-6 tháng (hoặc 12 tháng) tuỳ thuộc vào mùa vụ và giống loài (thược dược, hồng, cúc tuổi cành giâm ngắn khoảng 1 tháng tuổi).
- Vị trí cành giâm trên cây mẹ: Cành giâm được thu là những cành xanh tốt, lá bánh tẻ, sạch sâu bệnh, ngồi bìa tán, cấp cành từ 3-4 trở lên. Riêng cây hoa giấy, thiết mộc lan vị trí lấy cành dưới thấp (cấp cành thấp) thì cây sau này nhanh ra hoa.
- Sau khi thu cành nên bao kín bằng nilon hay cắm vào xơ có độ sâu nước 5cm, không nên vận chuyển quá xa, đưa vào nhà giâm cành, để cắt theo những kích cỡ mong muốn tuỳ theo giống loài (đường kính 0,2-0,3cm, dài 4-5cm, đảm bảo có từ 1-2 lá trở lên).
Tuỳ theo giống loài, mùa vụ, tuổi cành giâm để quyết định nồng độ, loại hoá chất nào được sử dụng.
- Mật độ cành giâm phụ thuộc:
+ Độ lớn cành giâm, quyết định bởi giống, loài (300-500 cành/m2).
+ Thời vụ, điều kiện sinh thái của tiểu vùng mà có mật độ khác nhau.
- Điều kiện cành ra rễ: Sau khi cắm cành tiến hành phun ẩm và giảm dần các
lần phun ẩm, tăng dần cường độ ánh sáng trong nhà giâm cành cho đến khi cành giâm ra rễ tốt và đã được rèn luyện với môi trường bên ngồi thì đưa ra vườn ươm, cuối cùng mới là vườn sản xuất.
Vườn giâm Vườn ươm Ghép, chăm sóc Vườn sản xuất
Khả năng nhân giống vơ tính của một số loại cây hoa và cây cảnh
- Loại nhân giống khó (tỷ lệ sống dưới 30%)
Cây Ngọc lan trắng (Michelia Alba), họ Ngọc lan (Magnoliaceae) nguồn gốc
Ấn Độ, cây gỗ lớn, hoa thơm. Bách tán - Vạn niên tùng - tùng La Hán (Podocarpus
hay Bambo Jumper), họ Kim giao (Podocarpaceae). Hoa hồng trắng. Trà mi. Đỗ quyên. Cây Mộc. Đây là những cây khó nhân giống khi giâm cành.
- Loại nhân giống bình thường (tỷ lệ sống trên 50%)
+ Cây Ngọc bút (Tabernaemontana coronaria) họ Trúc đào (Apocynaceae).
+ Cây Đại (cây Sứ cùi - Plumeria obtusiolia, Frangipani, Frangipanier).
Cây Tùng (Sơn tùng, Viên tùng, tùng Xà - Cupressas toulasao) thuộc họ Bách
(Cypressaceae).
+ Cây Ngâu (Aglia Duperreana) thuộc họ Xoan (Meliaceae).
+ Cây Móc điều (hoa Giấy - Bougainviallea Glabra) thuộc họ hoa Giấy (Nyctaginaceae, Golden Glow, Bougianviller).
- Loại dễ nhân giống
- Cây Sung (Ficus racemosa) - Cây Sanh (Ficus retusa). - Cây Si (Ficus Biejamia).
Ba cây này thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
* Phương pháp tách chồi
Thường được áp dụng cho cây ngắn ngày (các loại cúc, thược dược) để tiến hành người ta thường trồng ở mật độ dày, chăm sóc, vun gốc để cho cây mẹ ra chồi
nhiều, tách chồi ra trồng hay để ươm trong vườn ươm. Khả năng nhân giống thấp
nhưng cây con khoẻ, cho hoa chất lượng tốt.
+ Cây Cau bụi (cây Cau đỏ - Cyrtostachys lakka, Sealing waxpalm, palmier Rouge), họ Cau (Arecaceae).
+ Hoa cúc Đồng tiền (Gerbera jamesonii Bolus)
+ Cây Trúc: Trúc cảnh (Phyllostachys Mitis), Tre đùi gà (Bambusa ventricosa) thuộc họ họ Hòa Thảo (Poaceae).
- Nhân giống bằng tách chồi dạng củ + Cây Thiên tuế (Cycas pectinata).
+ Cây Vạn tuế (Cycas pectinata) thuộc họ Thiên tuế (Cycadaceae).
* Nhân giống bằng củ
- Thường được áp dụng cho các loại hoa như: Layơn, Loa kèn, Huệ, Lan huệ,... (các loại hoa xuất khẩu).
- Muốn có củ tốt, vườn cây giống phải được bón phân đầy đủ, cân đối, đặc biệt là kali tạo củ to, không bị sâu bệnh, đến thời kỳ thu hoạch hoa thì khơng thu hoạch hoa, ngắt hoa khi chọn cây làm giống, thu củ vào ngày nắng ráo, rửa sạch củ hong khô và xử lý khử trùng rồi đưa vào kho cất giữ, kho phải khô ráo, sạch sẽ hạn chế mầm mọc sớm, tuỳ theo từng loại củ, loại nào có thể đưa ra trồng ngay ở vườn lấy hoa hoặc giâm lấy mầm rồi dùng mầm trồng để lấy hoa.