Đặc điểm thực vật học

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH pot (Trang 79 - 84)

5. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HOA MAI (Ochna intergrrima Lour)

6.2.1. Đặc điểm thực vật học

- Bộ rễ cây quất phân bố nông, gần mặt đất, xung quanh rễ có một lớp nấm Mycorhyza dày, giúp cho rễ hút nước, hút dinh dưỡng của cây được tốt hơn.

- Thân cây: Loại thân gỗ nhỡ, phân cành nhiều, cành mềm. Cây cao 1-2m. - Lá nhỏ xanh thẫm, hình bầu dục đuôi nhọn, lá nguyên khơng có eo lá và khơng có răng cưa.

- Hoa mọc đơn độc hoặc chùm 2-3 hoa, hoa có 5 cánh màu trắng, nhiều nhị,

bầu thượng, tự thụ hoặc giao phấn.

- Quả nhỏ tròn, dẹt vị chua gắt khác với vị tranh. Vỏ quả mỏng, vàng sẫm, dễ

bóc, da mịn bóng. Hiện có giống quất ngọt ở Lạng Sơn. - Quả có từ 6-8 múi, tương đối nhiều hạt.

Đặc điểm sinh trưởng phát triển ra hoa tháng 3-4-5. Một năm ra hoa từ 3-4lần.

Quả chín tự nhiên vào tháng 8, 9, 10

6.2.2. Kỹ thuật trồng

6.2.2.1. Phương pháp nhân giống

* Gieo hạt

Thường được áp dụng với trồng quất để thu hoạch quả vào tháng 8-9 âm lịch

hàng năm, phương pháp này ít được phổ biến.

* Ghép

Thường được sử dụng để cải tạo giống (gốc ghép là cây chanh Yên, cây Phật

thủ).

* Chiết cành

Thường được sử dụng trong trồng quất cảnh chơi Tết.

- Thời vụ: Căn cứ mùa vụ trồng mà chiết (có thể chiết được quanh năm) + Nếu tháng 7-8 chiết thì trồng vào tháng 1-2 năm sau.

+ Nếu tháng 4-5 chiết thì trồng vào tháng 8-9 cùng năm.

Chú ý: Chọn cành sinh trưởng, phát triển tốt và cân đối để chiết.

- Ươm quất: Quất được ươm trong vườn từ 6 tháng đến 1 năm, chọn thời kỳ mát mẻ, tiến hành cắt, tỉa, tạo hình thường xun để sau này có 2 loại quất cảnh có

cây và quả nhỏ (mini) và quất cảnh có cây và quả to (max).

6.2.2.2. Kỹ thuật trồng

* Thời vụ

Thời vụ trồng quất tuỳ thuộc vào quất ở giai đoạn vườn ươm.

Tháng 2-3 dương lịch tiến hành trồng, nếu trồng tháng 4 sẽ tạo tán ngay. Trong

* Làm đất

Đất được cày bừa, phơi ải từ 15-20ngày, nếu đất chua thì kết hợp bón vơi trong

các lần cày bừa. Đất được đập nhỏ, lên luống và bổ hốc, để tiện việc chăm sóc, tạo hình, phịng trừ sâu bệnh, lên luống rộng 1-1,2m, cao 20-30cm, để thoát nước khi trời mưa gây úng cục bộ.

* Trồng và chăm sóc quất 1 năm

Cây quất 1 năm thường không dùng chơi Tết âm lịch, mà người ta trồng và

chăm sóc, tạo tán là chính.

- Phân bón lót: Khơng được dùng phân tươi bón lót: Bón 5kg phân chuồng hoai mục + 50g phân lân nung chảy Văn Điển + 20g vôi.

- Khoảng cách trồng: 80-100 x 60cm.

- Trước khi trồng cắt tỉa những cành già, cành nhỏ (cành tăm) không đúng vị trí, cành tốt cắt đau, cành xấu cắt bỏ toàn bộ kể cả những cành đã mang quả năm

trước.

- Trồng thẳng cây, tưới đẫm nước. - Tưới nước lã: 5 ngày tưới 1 lần. - Làm cỏ xới xáo: 2 lần/tháng. - Vét luống: 2 tháng vét 1 lần.

- Bón thúc: Cứ 1,5 tháng bón thúc một lần lượng phân bón 5kg/cây và kết hợp với làm cỏ, xơi xáo, vét luống. Có thể tưới phân chuồng đã ngâm hết mùi hôi thối theo tỷ lệ 1:3 khoảng 15ngày tưới 1 lần, nếu không dùng phân chuồng ủ bón, lượng

tưới mỗi lần từ 1-2 lít dung dịch đã ngâm và pha theo tỷ lệ 1:3, tuyệt đối không

được phun lên lá.

- Sau trồng 20 ngày cây quất nảy lộc, ngắt nụ, hoa kết hợp tạo tán cho tới tháng 5 âm lịch.

* Trồng và chăm sóc quất 2-3 năm

Sang năm thứ 2, chăm sóc quất là điều khiển quất có quả và chín vào dịp tết.

Cở sở khoa học

Cây quất ra hoa quả đúng vụ vào tháng 2-3, cũng có thể ra hoa rải rác trong

năm. Để quất chín và trưng bày vào dịp tết thì áp dụng biện pháp đảo quất như sau:

Vào tháng 4-5 đào quanh gốc, có thể bứng hằn bầu gốc lên, bán kính bầu đất 20-25cm, phơi cho cây hơi héo, có thể để cho hoa và quả cũ trên cây rụng hết, sau

đó lại bón phân lấp đất trồng lại, chăm bón thật tốt.

Tác dụng của biện pháp đảo quất

- Kìm hãm sự sinh trưởng, tức kìm hãm sự tăng trưởng về thân lá, đồng thời kích thích sự phát triển, tức là kích thích sự thay đổi về chất và phân hóa mầm hoa.

- Kích thích ra hoa quả trái vụ và ra nhiều hoa quả. - Khống chế độ sâu của rễ để sau này rễ đánh bứng.

Chăm sóc quất trước khi đảo

- Nếu trời khơng mưa thì cứ 5ngày tưới cho quất 1 lần nước lã và trước khi đảo phải sửa tán 2 lần, ngắt bỏ hết hoa để tập trung dinh dưỡng nuôi lá cây.

- Bón phân trước khi đảo quất: Từ tháng 1 đến tháng 5 dương lịch cứ 50ngày bón thúc cho quất 1 lần, thường dùng phân khoáng, nước phân chuồng mục là tốt nhất, đợt cuối cùng có thể bón theo cách 5g K2SO4 pha với 1 lít nước (nồng độ 1/200).

- Sau mỗi lần tưới nước phân phải xới phá váng và phun thuốc trừ sâu khi lộc non cao 2 cm, loại Trebon từ 1-2%,...

Trong quá trình cây quất sinh trưởng và phát triển hoàn thành đợt lộc thứ nhất phải tiến hành tạo hình, ngắt nụ, hoa, các bút non không đúng vị trí cho đến tháng 6

Dương lịch (tháng 4-5 âm lịch) thì tiến hành đảo quất.

Đảo quất

Khoảng tháng 4-5 âm lịch, khi quất đã phát triển ổn định (lộc đã trở thành lá

bánh tẻ, bắt đầu tiến hành đảo quất). - Yêu cầu quất trước ngày đảo. + Cây không bị sâu bệnh phá hại.

+ Trên tán cây có ít nhất 70-80% số lá bánh tẻ (lá bánh tẻ có diện tích từ 0,4- 0,5cm2, các mầm ngủ đã tròn).

+ Chiều cao sinh trưởng đạt trung bình khoảng 60-75cm. - Thời vụ đảo quất:

Căn cứ vào tình trạng sinh trưởng và phát triển của cây quất xấu hay tốt. Thông

thường vào tháng 6 cây quất có đợt lộc hè, vào tháng 7-8 cây quất có hoa. + Cuối tháng 4, đầu tháng 5 âm lịch đối với quất tốt

+ Cuối tháng 5, đầu tháng 6 âm lịch đối với quất xấu - Cách đảo

+ Chọn ngày khô ráo, không mưa, trời càng nắng to càng tốt.

+ Dùng xẻng, thuổng, rầm cách gốc 25-30cm chúng ta đào một đường hầm hình hàm ếch sâu khoảng 25-30cm thấy hết rễ chuột đào cho đứt hẳn nhưng không làm cho vỡ bầu.

Nếu gặp trời nắng to: Chúng ta giữ nguyên vị trí cây quất và sau khoảng 1- 2ngày mới tưới nước lã và thời gian đảo 3-5ngày.

Nếu gặp trời nắng nhỏ: Bứng lên để trên miệng hố 2-3ngày sau đó thì tưới

nước lã và thời gian đảo 5-7ngày.

Khi thấy lá yếu và rụng hàng loạt sau 2 tuần thì đạt yêu cầu đảo.

Nếu gặp trời mưa, bới xong giữ nguyên vị trí của cây 5-7ngày và trường hợp

cây yếu cũng được làm tương tự như vậy, sau 5-7ngày lấp đất lại như cũ.

Đảo quất là buộc cây phải hình thành hc mơn ra hoa Florizen. Sau đảo quất

1 tháng quất sẽ ra hoa.

Chăm sóc quất sau khi đảo

- Sau khi đảo cứ 5 ngày tưới nước 1 lần, ngoài ra phải tưới nước rửa sương muối vào sáng sớm trong mùa đông để quả không bị rám.

+ Sau khi rụng cánh hoa 5-7ngày tiến hành bón thúc bằng nước phân chuồng ngâm mục, dùng phân lân, phân kali sulfat (K2SO4) bón với liều lượng từ 5-10g cho 1 cây, 20-30ngày bón 1 lần.

+ Rắc 10-15kg vơi bột cho 1 sào (500m2), rắc 1-2 lần và cách gốc 15-20cm.

+ Phân bón thúc thường được tưới đến hết tháng 11 âm lịch, có thể phun phân

bón lá cho quất.

- Làm cỏ, xới xáo, vét luống thường xuyên.

- Khi quả bằng cúc áo sơ mi thì tiến hành ngắt lộc non liên tục đến tháng 10, sau tháng 10 thì ngừng ngắt và để lộc non (hiện nay có thể để lộc non để quất có hoa, quả non).

Chú ý: Trong thời gian hoa rộ 5-7ngày thì phải che bằng cách làm cọc giàn cao, nếu thấy có 30% cây ra hoa thì coi như thất bại, trên 60% cây trong ruộng ra hoa thì coi như thành cơng.

- Tưới nước: Vừa lấp đất vừa tưới nước cho bão hòa. Những ngày sau giữ cho

độ ẩm của gốc cây là 70%.

- Tỉa bỏ đợt lộc thu tháng 8-9 để khỏi cạnh tranh dinh dưỡng và khỏi lấp quả.

- Tưới nước giải ngâm kỹ pha loãng cung cấp N,P,K, giúp cây quất sinh trưởng tốt để cho quá trình to và xanh bền.

- Muốn trên cây quất vừa có nụ và hoa thì để lại đợt chồi đơng vào tháng 10- 11.

Sâu bệnh hại quất và cách phòng trừ

- Sâu vẽ bùa: P há hoại mạnh vào mùa xuân khi cây quất có nhiều lộc non, phun

Decis 1-1,5%0, 5-7ngày phun một lần, Bi 58, Ofatox 400 EC nồng độ 1-1,5%0. - Rệp hại quất xuất hiện phun Trebon 1%0, Bi58 1,5%0 rất có hiệu quả.

- Nhện trắng, nhện đỏ làm rám quả, phun hỗn hợp Bi58 + Kentan3 nồng độ 1%0.

+ Bệnh phấn trắng: Sử dụng Alvil nồng độ 1%0, có thể sử dụng 5-10g CuSO4

+ 10g xà phịng bột + 10lít nước.

+ Ruồi đục quả: P há hoại thời kỳ qủa chín, dùng Dipterex phun phịng, có thể

dùng bẫy bả: Lấy quả quất, cam rụng bôi thuốc MethylEronol + 5% Manep.

- Nếu cây chậm ra lộc, chúng ta có thể dùng GA3, phun các loại hóa chất kích thích ra lộc tạo dáng cho cây, chống rám quả.

* Bứng xuất cây

Trước khi mang quất đi tiêu thụ khoảng 1tháng không bấm búp non nữa để

kích thích mầm phát triển, tỉa bớt quả méo mó, xấu, sửa lại cành. - Đào bầu cây sau 2 năm kích thước 0,25 x 0,3m.

- Nếu sau 2 năm cây không thể xuất được, thì đầu năm phải ngắt hết quả và chăm sóc cho cây như cây 2 năm cho đến khi cây cho quả chín.

- Đánh bầu cây 3 năm theo kích thước 0,3-0,45m.

- Ro cành: Khoảng 23-24 tháng 12 âm lịch tiến hành ro cành bằng dây đồng, dây nilon nhỏ, khi quất đã vào chậu, sau 3 ngày có thể phun phân được.

Câu hỏi và bài tập

Trình bày kỹ thuật trồng chăm sóc và điều chỉnh cây quất ra quả vào dịp tết

Phần hai

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH pot (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)