Thuận lợi

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 (Trang 70 - 72)

5. Bố cục của luận văn gồm 4 chương

3.3.1. Thuận lợi

Một là, vị trí địa lý: Phú Thọ - Đất Tổ, mảnh đất cội nguồn của dân tộc

Việt Nam, nơi các Vua Hùng khởi nghiệp dựng nước, là địa phương được vinh dự thay mặt đồng bào cả nước giữ gìn, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị của Khu di tích lịch sử Đền Hùng di tích lịch sử, văn hóa đặc biệt và là tài sản vô giá của nhân dân Việt Nam. Phú Thọ có vị trí trung tâm vùng miền núi phía Bắc Việt nam, là cửa ngõ Tây Bắc thủ đô Hà Nội và là cầu nối vùng Tây Bắc với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Phú Thọ là một trong 14 trung tâm vùng của cả nước, hiện đang giữ vị trí trung tâm vùng về công nghiệp, về sản xuất và chế biến một số sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp lớn (chè, nguyên liệu giấy, thủy sản…). Phú Thọ là trung tâm khoa học kỹ thuật nông nghiệp - lâm nghiệp và trung tâm văn hóa xã hội và nhân văn của cả nước. Là nơi hợp lưu của 3 con sông lớn: Sông Hồng - Sông Đà - Sông Lô nên có điều kiện thuận lợi cả về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường

không. Trong tương lai gần, Phú Thọ sẽ là tỉnh kết nối hành lang kinh tế quốc tế Hà Nội - Hải Phòng - Côn Minh với nhiều điểm giao kết, trung chuyển cả giao thông đường sắt và đường bộ trong hành trình xuyên Á. Đây là những lợi thế lớn để Phú Thọ đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.

Hai là, tài nguyên thiên nhiên: Phú Thọ có diện tích tự nhiên 3.528 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 97.610 ha, đất rừng là 140.186 ha với 64.064 ha rừng tự nhiên, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 10.000 ha, các loại đất khác là 19.299 ha. Phú Thọ còn là tỉnh có tiềm năng lớn về nguyên liệu giấy, nguyên liệu nông lâm sản và một số loại tài nguyên khoáng sản quan trọng như: cao lanh, fenspat, đá vôi, nước khoáng… là lợi thế để phát mạnh công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp giấy, công nghiệp gốm sứ, công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng,…

Ba là, tài nguyên du lịch: Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển du lịch

tự nhiên và du lịch văn hoá như vườn Quốc gia Xuân Sơn chứa đựng trong đó thảm thực vật, động vật phong phú, nhiều chi loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Hệ thống các hang động nước ngọt ở Xuân Sơn được ví như “Hạ Long cạn”, đầm hồ Ao Châu. Ngoài ra Phú Thọ còn có nhiều di tích lịch sử văn hóa và lễ hội như Đền Hùng, Bạch Hạc, Chu Hoá.

Bốn là, nguồn nhân lực: Dân số tỉnh Phú Thọ khoảng 1,4 triệu người,

có 21 dân tộc anh em cùng sinh sống. Số người trong độ tuổi lao động khoảng 800.000 người (60% dân số) trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm 65%, lao động qua đào tạo trên 33,5%. Nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ, bằng 65% so với Hà Nội và 40% so với thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết lao động có đức tính cần cù, siêng năng.

Năm là, môi trường chính trị và xã hội ổn định, an ninh, trật tự xã hội

đảm bảo, không có điểm nóng về chính trị và xã hội. Phú Thọ nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn từ năm 2010-2020 của Ban chỉ đạo Trung ương triển khai.. Phú Thọ đã thực hiện cơ chế một cửa liên thông đối với các dự án đầu tư trên địa bàn, đưa công nghệ

thông tin vào quảng bá, tuyên truyền, thẩm định cấp phép qua mạng và xúc tiến đầu tư thông qua cổng giao tiếp điện tử của tỉnh; rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính bằng một nửa so với các quy định của nhà nước. Thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư và triển khai thực hiện dự án thực hiện theo cơ chế một đầu mối, miễn phí, giảm phiền hà, thời gian cho nhà đầu tư.

Sáu là, tỉnh Phú Thọ đặc biệt ưu tiên đối với các nhà đầu tư vào khu

vực nông thôn được tỉnh hỗ trợ về. Các dự án khi đầu tư vào tỉnh Phú Thọ ngoài việc được hưởng các ưu đãi của nhà nước còn được hưởng hỗ trợ đầu tư của tỉnh và được thực hiện theo cơ chế quản lý một cửa liên thông. Từ đây tạo việc làm cho lao động nói chung, trong nông thôn nói chung sẽ thuận lợi.

Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội năm từ 2005 đến nay làm tiền đề vững chắc cho các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm sau. Thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư và triển khai thực hiện dự án thực hiện theo cơ chế một đầu mối, miễn phí, giảm phiền hà, thời gian cho nhà đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư và tạo ra nhiều việc làm cho lao động nói chung và trong nông thôn nói riêng.

Bảy là, hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhiều cơ hội mở rộng thị

trường lao động, thu hút đầu tư, tiếp nhận công nghệ tạo điều kiện có nhiều việc làm cho lao động trong tỉnh và trong nông thôn, đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)