Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 (Trang 89 - 91)

5. Bố cục của luận văn gồm 4 chương

4.2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2011 - 2020, định hướng đến 2015 với mục tiêu đến năm 2020, tỉnh Phú Thọ đạt tiêu chí của tỉnh công nghiệp và đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng công nghệ cao, đến năm 2020 đạt tiêu chí là tỉnh công nghiệp và đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng công nghệ cao. Mục tiêu cụ thể giai đoạn từ năm 2011-2015, tăng trưởng bình quân đạt khoảng 15%/năm. Đến năm 2015, giá trị gia tăng ngành công nghiệp tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2010, tỷ trọng ngành công nghiệp đạt 35%, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng đạt khoảng 41,4%. Giai đoạn từ năm 2016-2020, tăng trưởng bình quân đạt khoảng 13,2%/năm. Đến năm 2020, giá trị gia tăng ngành công nghiệp gấp 3,7 lần so với năm 2010, tỷ trọng ngành công nghiệp đạt khoảng 41%. tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng đạt khoảng 50%.

Đối với vùng nông thôn của tỉnh có một số giải pháp: Tập trung phát triển các ngành công nghiệp truyền thống, có lợi thế về nguồn nguyên liệu,

nguồn nhân lực, có khả năng cạnh tranh trong nước, khu vực và thế giới. Ưu tiên đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng kinh tế - xã hội khó khăn, nhất là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu tại chỗ. Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư đặc biệt là thu hút đầu tư tại chỗ và đầu tư từ các tổ chức kinh tế trong nước. Phát triển những ngành có thể phát huy lợi thế về tài nguyên rừng và nông sản hàng hóa trên địa bàn. Khai thác tiềm năng đất đai, lao động, nguyên liệu và các loại thế khác để mở rộng sản xuất, thu hút nhiều lao động trong nông thôn. Ưu tiên cho phát triển các ngành công nghiệp chế biến có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có thị trường ổn định và có khả năng xuất khẩu, tăng nhanh giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Có thể phát triển công nghiệp nông thôn theo vùng lãnh thổ với phương thức đan xen hỗ trợ giữa thành thị với nông thôn như sau:

Vùng “Công nghiệp động lực” gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông. Theo đó, các ngành dệt may - da giày, ngành chế biến giấy, nhựa - hóa chất…cần hạn chế đầu tư và chuyển dịch dần ra các địa phương nông thôn xung quanh. Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ ưu tiên thu hút đầu tư có chọn lọc, lựa chọn những ngành có công nghệ sạch, có giá trị gia tăng cao. Di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm ra ngoài Thành phố Việt Trì. Các địa phương của vùng sẽ khuyến khích phát triển thêm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho dân cư và lao động trong vùng như: Chế biến rau quả, chế biến chè, nón lá, đúc đồng phục vụ du lịch...

Vùng “Công nghiệp Tây Bắc” gồm các huyện: Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba và Cẩm Khê sẽ tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh và thị trường lớn như xi măng, khai thác khoáng sản, chế biến thực phẩm, đồ uống, chế biến chè, thức ăn gia súc, vật liệu xây dựng, chế biến gỗ...

Vùng “Công nghiệp Tây Nam” gồm các huyện: Yên Lập, Thanh Sơn, Thanh Thủy và Tân Sơn gắn với hình thành các vùng trồng cây công nghiệp

tập trung, phát triển lâm nghiệp, khai thác lâm đặc sản và chăn nuôi đại gia súc tạo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Các ngành, sản phẩm công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp của vùng là: Khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản, thực phẩm. Sản xuất vật liệu xây dựng (gạch xây dựng các loại), cơ khí.

Từ đây làm cơ sở vững chắc để thực hiện có kết quả công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới mà quan trọng nhất là tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn có thể tham gia.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)