Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ và du lịch

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 (Trang 91 - 93)

5. Bố cục của luận văn gồm 4 chương

4.2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ và du lịch

Phú Thọ là một tỉnh hội tụ đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh và bền vững ngành du lịch. Phát triển nhanh ngành du lịch không chỉ khai thác các lợi thế so sánh của tỉnh tạo thêm công ăn việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương mà còn góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá, giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của công nghiệp - dịch vụ.

Phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ trong tất cả các ngành dịch vụ. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các đơn vị tiếp cận, tham gia hội trợ, triển lãm, quảng bá giới thiệu sản phẩm, đồng thời thực hiện tốt quản lý thị trường, tạo lập trật tự thương mại, du lịch lành mạnh và phát triển.

Đầu tư phát triển khu du lịch ở khu vực nông thôn với các loại hình du lịch có thể khai thác : Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, du lịch tham quan nghiên cứu và các hoạt động TDTT...

Hình thành các cụm du lịch có giới hạn về không gian lãnh thổ và đặc điểm tài nguyên:

Cụm 1: Cụm du lịch Thành phố Việt Trì - Lâm Thao và huyện Phù Ninh: Đây là địa bàn phát triển du lịch trọng điểm và tiếp tục giữ vai trò trung tâm điều hành mọi hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, với các loại hình du lịch có thể khai thác: Du lịch văn hoá lễ hội, hướng về cội nguồn, du

lịch tham quan nghiên cứu, du lịch cuối tuần (vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, thư giãn...). Du lịch hội nghị, hội thảo, các sự kiện đặc biệt…Điểm du lịch gồm có: Đền Hùng, Núi Trang, Bạch Hạc - Bến Gót, Công viên Văn Lang,…

Bảng 4.1. Quy hoạch các điểm du lịch trong vùng nông thôn tỉnh Phú Thọ

STT Danh mục Địa điểm Sản phẩm du lịch

điển hình

1 Khu du lịch quốc gia Đền Hùng

Huyện Lâm Thao Du lịch văn hoá hướng về cội nguồn, thể thao, tổng hợp 2 Khu du lịch nước

khoáng Thanh Thuỷ

Huyện Thanh Thuỷ Du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh bằng nước khoáng 3 Khu du lịch sinh thái

vườn quốc gia Xuân Sơn

Huyện Thanh Sơn Du lịch tham quan, sinh thái

4 Khu du lịch Đầm Ao Châu

Huyện Hạ Hoà Du lịch nghỉ dưỡng, thể thao hồ 5 Khu du lịch Ao Giời -

Suối Tiên

Huyện Hạ Hoà Du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí

6 Khu vui chơi giải trí tổng hợp Núi Trang

Huyện Phù Ninh Các loại hình thể thao vui chơi giải trí

7 Phục hồi các làng nghề truyền thống

Các địa danh có làng nghề truyền thống

Du lịch tham quan, văn hoá

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh

Cụm 2: Cụm du lịch Thị xã Phú Thọ - Thanh Ba - Hạ Hoà và Đoan

Hùng : Là khu vực phía Bắc tỉnh thuộc địa phận TX.Phú Thọ, các huyện Hạ Hoà, Thanh Ba và Đoan Hùng chạy dọc theo QL32C, QL2 và sông Thao. Đây là địa bàn du lịch có tài nguyên tương đối tập trung và khá đặc thù về cảnh quan. Các điểm tài nguyên du lịch nổi bật trên địa bàn là Đầm Ao Châu, Ao Giời - Suối Tiên, Đền Mẫu Âu Cơ, Đoan Hùng... với nhiều khả năng khai thác phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, sinh thái kết hợp văn hoá - lịch sử. Trong đó trung tâm hoạt động du lịch là Đầm Ao Châu với hồ nước tự nhiên khá đặc biệt.

Cụm 3: Cụm du lịch Tam Nông - Thanh Thuỷ - Thanh Sơn - Yên Lập

và Cẩm Khê: Bao gồm các huyện phía Tây tỉnh Phú Thọ. Do đặc điểm tài nguyên du lịch tự nhiên, là địa bàn du lịch sinh thái lớn nhất của tỉnh. Các loại hình du lịch có thể khai thác: Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Du lịch tham quan nghiên cứu hệ sinh thái, hang động, bản dân tộc, làng nghề, di chỉ khảo cổ... Du lịch thể thao mạo hiểm, vui chơi giải trí, thưởng thức văn hoá dân gian. Vui chơi giải trí cắm trại. Trung tâm du lịch cụm: Vườn Quốc gia Xuân Sơn, thị trấn Thanh Thuỷ. Hệ thống điểm du lịch: Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Thác và Chiến khu Lòng chảo Minh Hoà, Nước khoáng nóng Thanh Thủy, Hồ Phượng Mao...

Ngoài ra còn có các tuyến du lịch như đường bộ từ Việt Trì đi các huyện như Đoan Hùng, đi Hạ Hòa, đi Thanh Sơn, Xuân Sơn. Tuyến du lịch đường sông: Đi dọc sông Đà, sông Thao, sông Lô. Tuyến du lịch đường sắt: Theo tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Tuyến du lịch Quốc tế: Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam, trong hành lang phát triển kinh tế Côn Minh - Hà Khẩu - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)