Đào tạo nghề giải pháp quan trọng hàng đầu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 (Trang 80 - 84)

5. Bố cục của luận văn gồm 4 chương

4.2.1.Đào tạo nghề giải pháp quan trọng hàng đầu

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được coi là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng lao động cho khu vực này, kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi cả về chất và lượng đối với lao động nông thôn nói chung của tỉnh. Đối với tỉnh có được những kết quả bước đầu hết sức quan trọng, nhưng công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trong hơn 2 năm qua cho thấy mới chủ yếu tập trung vào các mô hình thí điểm, việc đào tạo mở rộng ở các huyện, thị vẫn còn có hạn chế, yếu kém. Còn tình trạng nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người học, chưa gắn chặt với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Nhiều xã chưa hoàn thành quy hoạch phát

triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là quy hoạch phát triển nông thôn mới. Không đạt chỉ tiêu về số lượng dạy nghề cho lao động nông thôn, không đạt mục tiêu tỷ lệ lao động nông thôn học nghề có việc làm theo mục tiêu. Xã hội hóa các hoạt động đào tạo nghề là một trong những chủ trương quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, tuy nhiên rất nhiều các cơ sở sử dụng lao động hiện nay tỏ ra không mặn mà với các chính sách này bởi chính sách xã hội hóa chưa thực sự có tính “thu hút”. Công tác tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp cho lao động nông thôn hiện nay cần phải được quan tâm đúng mức bởi rất nhiều lao động ở nông thôn hiện nay thiếu định hướng về nghề nghiệp. Bên cạnh đó, thông tin về thị trường lao động tiếp tục là một thách thức trong quá trình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại hầu hết các nơi trong tỉnh. Sự gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sử dụng lao động là rất hạn chế, số lao động được đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp là rất thấp…

Muốn thực sự có hiệu quả, phải huy động sự tham gia, chỉ đạo tích cực, hiệu quả của các ngành có liên quan trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, huy động sự tham gia của doanh nghiệp, nông dân sản xuất giỏi trong việc xác định nhu cầu, tổ chức dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, bao tiêu sản phẩm hàng hóa…. Cần huy động tất cả các loại hình cơ sở đào tạo tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Huy động những người sản xuẩt giỏi, thợ lành nghề trong các doanh nghiệp, nghệ nhân trong các làng nghề… tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực hiện thắng lợi Nghị quyết về nông nghiệp, nông thôn, nông dân và chương trình xây dựng nông thôn mới. Làm tốt đào tạo nghề này chắc chắn sẽ tạo nên động lực và nền tảng vững chắc trong việc thực hiện mục tiêu nông nghiệp - nông thôn theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Lao động được đào tạo nghề có nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập nhập ổn định

Cần tiếp tục thực hiện tốt Kế hoạch số 4843/UB về Đào tạo nghề của UBND tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2011-2015. Trong đó tập trung phát triển hệ thống dạy nghề có đủ năng lực đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tạo sự đột phá về chất lượng dạy nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động. Một số nghề đào tạo đạt chuẩn quốc gia và khu vực. Tăng quy mô đào tạo nghề, chuyển mạnh đào tạo nghề từ đào tạo theo năng lực sẵn có của tỉnh đã có sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu xã hội trong giai đoạn từ năm 2011-2015. Trong đó tập trung phát triển hệ thống dạy nghề có đủ năng lực đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%, từng bước điều chỉnh cơ cấu trình độ đào tạo nghề để gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp trong đào tạo nghề; đáp ứng mục tiêu đột phá về đào tạo nguồn nhân lực.

Theo kế hoạch, từ nay đến 2015, phấn đấu đào tạo nghề cho 150 nghìn người, trong đó cao đẳng 8 nghìn người, trung cấp 16 nghìn người, sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng 126 nghìn người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%, tỷ lệ có việc làm sau học nghề đạt 75%. Tập trung nâng quy mô đào tạo nghề từ trên 20 nghìn học sinh, sinh viên năm 2011 lên 34.650 vào năm 2015, tăng quy mô đào tạo trung cấp và cao đẳng nghề, để có cơ cấu lao động qua đào tạo nghề trình độ cao đẳng 3,8%, trung cấp và sơ cấp 29,8% và dạy nghề dưới 3 tháng là 66,4%.

Xác định nghề đào tạo và phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn trình độ nghề trọng điểm, nghề phổ biến và nghề đặc thù cho những nghề đã xác định để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ưu tiên các xã làm điểm xây dựng nông thôn mới. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề toàn diện cho học sinh, sinh viên, bảo đảm chất lượng dạy nghề, kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu xã hội và yêu cầu của người sử dụng. Bố trí đủ số lượng, chất lượng giáo viên cơ hữu cho việc triển

khai kế hoạch dạy nghề. Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề để có 70% giáo viên dạy nghề thích hợp, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp. Với những chỉ tiêu trên, để đạt kế hoạch đề ra, trước mắt cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về người lao động, vai trò của đào tạo nghề đối với việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường THPT để học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn nghề sau tốt nghiệp.

Tập trung đầu tư toàn diện cho 18 nghề trọng điểm được Bộ LĐTB&XH phê duyệt (trong đó 4 nghề đạt tiêu chuẩn khu vực ASEAN, 14 nghề đạt tiêu chuẩn quốc gia) và các nghề phổ biến của các Trường trung ương trên địa bàn. Ưu tiên bố trí từ ngân sách nhà nước đào tạo các nghề kỹ thuật mà thị trường lao động đang có nhu cầu. Chuyển một số nghề như: lái xe ô tô, kế toán tài chính, khoa học xã hội và nhân văn…theo hình thức xã hội hóa trong đào tạo… Trong đó đẩy mạnh xã hội hóa về dạy nghề, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, huy động các thành phần kinh tế, các cơ sở giáo dục, đào tạo, Viện nghiên cứu tham gia dạy nghề... để từ đó hoàn thành chỉ tiêu như Kế hoạch Đào tạo nghề của tỉnh giai đoạn 2011-2015 đã đề ra.

Tỉnh Phú Thọ đặt mục tiêu phấn đấu đào tạo nghề cho 17.000 - 18.000 thanh niên, đặc biệt ưu tiên cho thanh niên nông thôn, có 85% thanh niên qua đào tạo nghề được giải quyết việc làm, 100% thanh niên học sinh được giáo dục hướng nghiệp, 100% thanh niên trước khi đi lao động có thời hạn ở nước ngoài được học tập, phổ biến các quy định pháp luật và các vấn đề liên quan đến lao động và sử dụng lao động. Phấn đấu hàng năm có 100.000 - 120.000 thanh niên được trang bị kỹ năng sống, 90% thanh niên được tuyên truyền giáo dục pháp luật, phổ biến luật giao thông, kiến thức về bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản, phòng chống bạo lực, giáo dục tiền hôn nhân.

Nâng cấp trường Cao đẳng nghề lên đại học Công nghệ. Nâng cấp 02 trường trung cấp nghề lên trường Cao đẳng nghề (Trường Trung cấp nghề công nghệ vận tải; Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú). Nâng cấp 03 trung tâm dạy nghề cấp huyện thành, 03 trường trung cấp nghề (Trung tâm dạy nghề Hạ Hòa, Đoan Hùng, Tam Nông). Đã thành lập trung tâm dạy nghề Lâm Thao (2011). Sau năm 2015 trên địa bàn tỉnh có khoảng 50 cơ sở đào tạo và dạy nghề, trong đó 6 trường đại học, 11 - 13 trường cao đẳng và tương đương. 10 - 12 cơ sở đào tạo tương đương trung cấp, trên 20 trung tâm đào tạo nghề và tương đương. Tổ chức đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng lao động.

Đào tạo lao động các nghề đặc biệt: Khảo sát tại các làng nghề truyền thống để xây dựng các đề án đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ nhằm giữ gìn và

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 (Trang 80 - 84)