Tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 (Trang 52 - 53)

5. Bố cục của luận văn gồm 4 chương

3.1.2.2.Tăng trưởng kinh tế

Bước vào thế kỷ XXI, trước những biến động phức tạp của tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực; những thách thức của quá trình hội nhập kinh tế kinh tế quốc tế; những khó khăn của nền kinh tế và kết cấu hạ tầng còn yếu kém; thời tiết, khí hậu có diễn biến thất thường; một số vấn đề xã hội còn nhiều bức xúc. Nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh sự quan tâm giúp đỡ có hiệu quả của Trung ương Đảng, Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương; sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh và nhân dân các dân tộc trong tỉnh…Kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ tiếp tục phát triển và đạt được mức tăng trưởng khá, bình quân 5 năm (2006-2010) tăng 10,7%, GDP bình quân đầu người tăng gấp 2 lần. Tiềm năng, lợi thế của từng ngành, từng lĩnh vực được phát huy. Môi trường đầu tư được cải thiện, kết cấu hạ tầng năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên. Nhiều doanh nghiệp hoàn thành giai đoạn đầu tư, bắt đầu đi vào sản xuất, kinh doanh, là điều kiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch, từng bước.

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2011 đạt được như sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 11,94%. GDP bình quân đầu người 736,6 USD/năm (Theo tỷ giá hối đoái); Theo giá thực tế đạt 15.322,2 ngàn VND/người/năm. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản 6,6%; công nghiệp xây dựng 14,2%; các ngành dịch vụ 17,9%;

- Tỷ lệ huy động và ngân sách Nhà nước so với GDP 12,4%. Kim ngạch xuất khẩu 321.4 triệu USD, tăng 20,6%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 29,1 nghìn tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp 26,74%. Công nghiệp - xây dựng 40,24%, dịch vụ 33,02%.

- Tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn nghèo cũ) còn 10%, số hộ thoát nghèo trong năm 2010 khoảng 9,5 nghìn hộ.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 17,3%.

- Cơ cấu lao động làm việc trong ngành kinh tế: Nông lâm nghiệp 63,0%, công nghiệp - xây dựng 19,2%, các ngành dịch vụ 17,8%.

Bảng 3.2. Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động tỉnh Phú Thọ

Đơn vị tính: %

Năm 2005 Năm 2010 Năm 2011 Số

TT Chỉ tiêu kinh tế

GDP L.động GDP L.động GDP L.động

Tổng số 100 100 100 100 100 100

1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 28,70 72,20 25,60 65,40 26,74 63,0 2 Công nghiệp và xây dựng 37,60 14,90 38,60 17,60 40,24 19,2 3 Các ngành dịch vụ 33,70 12,90 35,80 17,00 33,02 17,8

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Thống kê tỉnh

Từ bảng số liệu trên cho thấy: Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh Phú Thọ chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp giảm dần, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng dần.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 (Trang 52 - 53)