Giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 (Trang 79 - 80)

5. Bố cục của luận văn gồm 4 chương

4.2.Giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ

năng lực các trường nghề hiện có đảm bảo chất lượng đào tạo, đẩy mạnh xuất khẩu lao động và cung cấp nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh và các khu chế xuất, khu công nghệ cao của địa phương lân cận.

4.2. Giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ Phú Thọ

Nông thôn trong tỉnh có nguồn lao động dồi dào và có tiềm năng lớn, là nơi cung cấp và hậu thuẫn đắc lực về nguồn nhân lực cho các khu đô thị, các khu công nghiệp ngay vùng nông thôn của tỉnh. Tuy nhiên, tỷ lệ thiếu việc làm của khu vực nông thôn trong nhiều năm qua còn cao, đây là một trong những thách thức lớn trong việc giải quyết bài toán lao động - việc làm của khu vực nông thôn đối với tỉnh Phú Thọ.

Lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn hiện vẫn chiếm tỷ lệ lớn, chiếm tới 71,1% lực lượng lao động. Lực lượng lao động khu vực nông thôn hiện nay khá trẻ do có tỷ lệ các nhóm tuổi 15 - 29 chiếm tới 1/3 tổng dân số trong độ tuổi lao động.

Tuy nhiên, tỷ lệ thiếu việc làm của khu vực nông thôn còn cao, đây là một trong những thách thức lớn trong việc giải quyết bài toán lao động - việc

làm của khu vực nông thôn. Những thách thức này gia tăng khi thực tế hiện nay, phần lớn lao động nông thôn mặc dù có đủ việc làm, thậm chí làm việc nhiều giờ ở khu vực nông thôn nhưng vẫn rất khó khăn trong việc cải thiện thu nhập. Trong khi đó, các điều kiện để cải thiện năng suất lao động cho khu vực này chưa hoặc đang diễn ra chậm chạp do chất lượng lao động nông thôn còn thấp. Chất lượng lao động hạn chế cũng đã trở thành lực cản đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là khả năng rút lao động nông thôn ra khỏi ngành nông nghiệp. Chất lượng lao động thấp ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động xã hội, đồng thời tạo ra những rào cản đối với việc thu hút đầu tư của khu vực nông nghiệp, nông thôn cũng như giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động.

Mặt khác, ước tính Việt Nam đang có khoảng 20 chính sách khác nhau và tỉnh có khoảng 7 chính sách cụ thể liên quan tới vấn đề lao động, việc làm ở khu vực nông thôn, được coi là tương đối hoàn chỉnh để phát triển một thị trường lao động việc làm năng động, hiệu quả, nhưng trên thực tế các chính sách về lao động việc làm vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế đôi khi cản trở trực tiếp tới việc phát triển thị trường lao động - việc làm, bởi sự biến động không ngừng của thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 (Trang 79 - 80)