5. Bố cục của luận văn gồm 4 chương
3.2.1. Thực trạng về lao động
Tổng quát dân số và lao động của tỉnh Phú Thọ có thể thấy: Dân số năm 2009 là 1.316,40 nghìn người, tăng lên 1.330 nghìn người năm 2011, tức là tăng 1,03%. Lao động trong tuổi đang làm việc năm 2009 là 833,6 nghìn người tăng lên 868,17 nghìn người năm 2011, tức là tăng 4,14%.
Lao động trong nông thôn năm 2009 là 723,3 nghìn người đến năm 2011 có 692,8 nghìn người, giảm 4,44%. Thất nghiệp trong nông thôn năm 2009 là 1,1% giảm còn 0,4% năm 2011, đồng thời thất nghiệp ở thành thị cũng giảm, năm 2009 là 3,9% xuống còn 2,2% năm 2011 được thể hiện rõ trong bảng số liệu sau:
Bảng 3.3. Dân số, lao động và tỷ lệ thất nghiệp trong các khu vực
Dân số (ngàn người)
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc (ngàn người)
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động
trong độ tuổi (%) Trong đó Trong đó Trong đó Năm Tổng số Thành thị Nông thôn Tổng số Thành thị Nông thôn Tổng số Thành thị Nông thôn 2009 1.316,40 209,0 1.107,40 833,6 110,3 723,3 1,5 3,9 1,1 % 100 15,9 84,1 100,0 13,2 86,8 - - - 2010 1.322,70 240,4 1.082,30 840,6 112,9 727,7 0,9 2,9 0,6 % 100 18,2 81,8 100,0 13,4 86,6 - - - 2011 1.330,00 242,6 1.087,90 868,17 175,37 692,8 0,8 2,2 0,4 % 100 18,2 81,8 100,0 20,2 79,8 - - -
Nguồn: Tổng hợp số liệu Cục Thống kê tỉnh
Như vậy, có thể nói lực lượng lao động đang có việc làm ở thành thị tăng lên rõ rệt, ngược lại ở nông thôn giảm xuống nhưng thất thường qua các năm. Xu hướng giảm lao động trong nông thôn trong mấy năm qua do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân nhân chủ yếu là lao động di chuyển về các khu thành thị để tìm kiếm việc làm, bởi nhiều vùng nông thôn sau khi mở các khu công nghiệp, một phần đất đai canh tác bị thu hẹp, đã chuyển quyền sử dụng cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đó, đồng thời cũng do các khu vực thành thị có việc làm nhiều hơn với đủ các loại việc khác nhau và cho thu nhập trực tiếp không cần phải chờ đợi theo mùa vụ kèm theo những rủi ro khác nhau kể cả trong thiên nhiên gây ra như sản xuất nông nghiệp trong nông thôn.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là một trong những số đo chung nhất về mức độ tham gia lực lượng lao động của dân số. Nó được định nghĩa là số phần trăm những người thuộc lực lượng lao động chiếm trong dân số.
Bảng 3.4. Dân số trung bình theo tuổi ở khu vực nông thôn
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tuổi Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Tổng 1.027.401 100,0 1.082.304 100,0 1.233.552 100,0 <15 tuổi 252.687 23,2 237.773 21,8 242.859 22,2 15-19 116.091 10,7 100.345 9,2 100.644 9,2 20-24 104.381 9,6 100.345 9,2 79.859 7,3 25-29 92.992 8,6 87.256 8,0 99.550 9,1 30-34 81.342 7,5 85.075 7,8 79.859 7,3 35-39 76.342 7,0 76.349 7,0 79.859 7,3 40-44 77.491 7,1 83.984 7,7 84.235 7,7 45-49 77.699 7,1 86.166 7,9 75.483 6,9 50-54 59.770 5,5 67.624 6,2 78.765 7,2 55-59 37.288 3,4 40.356 3,7 52.510 4,8 >60 tuổi 111.288 10,2 124.340 11,4 122.523 11,2
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Thống kê tỉnh
Nguồn lao động được coi là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Số người trong độ tuổi lao động đều tăng, trong nhóm người có khả năng lao động năm 2010 so với năm 2005 từ 766,8 ngàn người lên 828,8 ngàn người, tăng lên 8,08%; năm 2011 so với năm 2010 tăng 20,54%. Nhóm người mất khả năng lao động giảm dần từ 15,6 ngàn người năm 2005 còn 11,7 ngàn người vào năm 2010 và giảm tiếp còn 8,6 ngàn người vào năm 2011, nghĩa là đã có sự giảm dần số người mất khả năng lao động trong lực lượng lao động ở độ tuổi lao động (Biểu 3.5). Như vậy, đó là tín hiệu đáng
mừng đối với nguồn lao động của tỉnh. Nguyên nhân cơ bản theo ý kiến của nhiều quan chức, chuyên gia cho thấy chất lượng lao động về mặt thể lực được nâng cao, cơ hội có việc làm tăng lên.
Bảng 3.5. Nguồn lao động của tỉnh Phú Thọ ĐVT: Nghìn người TT Danh mục Năm 2005 Năm 2010 Năm 2011 So Sánh 2010/2005 (%) So Sánh 2011/2010 (%)
1 Số người trong độ tuổi lao
động (*) 766,8 828,8 846,9 108,08 100,18 a. Có khả năng lao động
động 751,2 817,1 838,3 108,77 100,56 b. Mất khả năng lao động 15,6 11,7 8,6 75,00 73,50 2
Số người ngoài tuổi lao động thực tế có tham gia lao động
37,6 37,6 39,8 100,00 105,85 a. Trên tuổi lao động 33,2 34,5 36,8 103,91 106,66 b. Dưới tuổi lao động(**) 4,4 3,1 3,0 70,45 96,77
Tổng nguồn 788,8 854,7 886,7 - -
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Thống kê tỉnh
Ghi chú: (*) Trong độ tuổi lao động: Nữ từ 15-55 tuổi; Nam từ 15- 60 tuổi. (**) Dưới tuổi lao động có tham gia lao động tính từ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi.
Lao động trong độ tuổi của tỉnh đang làm việc trong các ngành kinh tế có sự biến động. Ở bảng 5 cho thấy: Lao động trong ngành nông nghiệp năm 2010 từ 448,8 nghìn người giảm xuống chỉ có 443,8 nghìn người năm 2011, tức là tỷ trọng giảm từ 64,01% xuống 63,14%. Trong khi lao động trong ngành nông nghiệp giảm thì ở 2 ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên; Ngành công nghiệp có lao động tăng từ 131,5 nghìn người năm 2010 lên 135,5 nghìn người, tức là tỷ trọng tăng từ 18,80% năm 2010 lên 19,29% năm 2011; Ngành dịch vụ cũng có lao động tăng lên từ 119,7 nghìn người chiếm 17,19% năm 2010 lên 123,5 nghìn người chiếm 17,58% năm 2011. Lao động ngành nông nghiệp giảm, lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên nhưng không lớn, cho ta nhận định sự chuyển dịch lao động theo chiều hướng tiến bộ, đúng hướng, đúng mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của cả nước cũng như đối với tỉnh Phú Thọ nói riêng.
Bảng 3.6. Phân bổ lao động trong ngành kinh tế của tỉnh Phú Thọ
ĐVT: Nghìn người Năm 2010 Năm 2011 STT Danh mục Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) So Sánh 2011/2010 (%) Tổng số người đang làm
việc trong ngành kinh tế 700,0 100 702,8 100 100,4
1 Nông, lâm, thủy sản 448,8 64,01 443,8 63,14 98,88
2 Công nghiệp, xây dựng 131,5 18,80 135,5 19,28 103,04
3 Dịch vụ 119,7 17,19 123,5 17,58 103,17
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Sở LĐTB& XH và Cục Thống kê tỉnh
Về cơ cấu tuổi của lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ năm 2011 không đều, tập trung vào nhóm tuổi từ 25 đến 54 tuổi.
Bảng 3.7. Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động nông thôn năm 2011
STT Nhóm tuổi Số lượng (Người) Tỷ lệ so với số lượng trong độ tuổi (%) 1 15 - 24 151.929 17,5 2 25 - 34 210.965 24,3 3 35 - 44 195.338 22,5 4 45 - 54 182.315 21,0 5 55 - 59 58.167 6,7 6 60 69.453 8,0 Tæng sè 868.170 100,0
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Thống kê tỉnh
Bảng số liệu trên cho ta thấy nhóm tuổi từ 25 - 34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 24,3% so với số người trong độ tuổi lao động sau đó đến nhóm tuổi 35 - 44 tuổi và nhóm 45 - 54 tuổi, lần lượt là 22,5% và 21,0%; Nhóm tuổi mới bước vào tuổi lao động từ 15 - 24 tuổi chiếm tỷ lệ tương đối cao 17,5%;
Nhóm tuổi sắp bước ra khỏi tuổi lao động 55 - 59 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là 6,7%; Nhóm ngoài tuổi lao động từ trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ thấp hơn sau nhóm 55-59 tuổi.
Qua đây cho thấy cơ cấu tuổi của lao động nông thôn tỉnh tỉnh Phú Thọ thuộc loại lao động có cơ cấu trẻ chiếm số lớn, là thế mạnh về nguồn lao động để tỉnh Phú Thọ khai thác, đẩy mạnh hơn quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Về chất lượng lao động của tỉnh được thể hiện thông qua trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn mà lực lượng lao động đã được trang bị trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở các ngành kinh tế, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.8. Trình độ văn hóa của lực lượng lao động khu vực nông thôn Đơn vị tính: %
Tiêu chí 2009 2010 2011
1. Chưa tốt nghiệp tiểu học và không biết chữ 7,7 6,4 5,1
2. Tốt nghiệp tiểu học 19,0 17,4 15,8
3. Tốt nghiệp trung học cơ sở 54,7 56,7 55,6
4. Tốt nghiệp phổ thông trung học 18,6 19,5 23,4
Tổng số 100,0 100,0 100
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Thống kê tỉnh
Qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ lực lượng lao động chưa tốt nghiệp tiểu học và không biết chữ của lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ là tương đối cao. Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hướng giảm nhanh qua các năm cụ thể: Năm 2007 tỷ lệ lực lượng lao động không biết chữ là 9,1% sang năm 2009 giảm còn 7,7% và năm 2011 giảm còn 5,1% trung bình mỗi năm giảm khoảng 1%; Tỷ lệ lực lượng lao động tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất, nhưng lại có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2007 chiếm 55,8% và năm 2011 là 55,6%; Tỷ lệ lực lượng lao động tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm tỷ lệ tương đối cao và có xu hướng tăng, năm 2007 chiếm 14,7% tổng số lực lượng lao động và năm 2009 tăng lên 18,6%, năm 2010 tăng lên 19,5% và năm 2011 tăng lên đạt 23,4%.
Nhìn chung lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ có trình độ văn hóa tương đối thấp điều này gây khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm cho chính bản thân người lao động và gây trở ngại trong quá trình tạo việc làm của các cấp chính quyền ở địa phương.
Bảng 3.9. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ
Đơn vị tính: %
Tiêu chí Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Chưa qua đào tạo 89,1 92,0 91,9
2. Trình độ CMKT từ sơ cấp và
trung cấp nghề 5,0 2,4 2,9
3. Trình độ trung cấp chuyên nghiệp 2,7 2,8 2,2 4. Cao đẳng, đại học, trên đại học 3,3 2,8 3,0
Toàn tỉnh 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Thống kê tỉnh
Bảng số liệu trên cho thấy lực lượng lao động nông thôn đa số là chưa qua đào tạo và có xu hướng tăng. Lực lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm tới 89,1% năm 2009, chiếm 92,0% năm 2010 và năm 2011 chiếm 91,9%. Lao động có trình độ từ sơ cấp, trung cấp nghề chiếm tỷ lệ rất thấp và có xu hướng giảm, năm 2009 giảm còn 5,0%, năm 2010 còn 2,4% và năm 2011 có 2,9%; Tương tự lao động có trình độ chuyên môn trung cấp chuyên nghiệp cũng chỉ chiếm 2,2% năm 2011. Riêng lực lượng lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học, trên đại học lại chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm có trình độ sơ cấp, trung cấp nghề và trình độ trung cấp chuyên nghiệp, đặc biệt nhóm có trình độ cao đẳng, đại học lại có xu hướng tăng tích cực, năm 2010 chiếm 2,8% và năm 2011 là 3,0%.
Nhìn chung trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động khu vực nông thôn tỉnh Phú Thọ là rất thấp, nó gây ảnh hưởng đến việc tiếp thu khoa học công nghệ mới vào sản suất ở khu vực kinh tế nông thôn, nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Là lực cản lớn nhất trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của tỉnh Phú Thọ.