Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 (Trang 76 - 77)

5. Bố cục của luận văn gồm 4 chương

4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất, phát triển kinh tế để thu hút đầu tư và tạo nhiều việc làm mới bằng biện pháp thực hiện tốt quy hoạch và các kế hoạch phát triển các ngành nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, thương mại và dịch vụ theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng tỉnh Phú Thọ. Xây dựng chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư để giải quyết việc làm cho lao động, đặc biệt là lao động nông thôn của tỉnh

Thứ hai, xây chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động, thực hiện có hiệu quả đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, nghiên cứu đề xuất xây dựng chính sách hỗ trợ vay vốn, bảo lãnh vay vốn và hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đi xuất khẩu. Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động. Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động và nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Thứ ba, quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đào tạo nghề trên địa bàn. Xây dựng các mô hình đào tạo nghề như mô hình dạy nghề nông nghiệp, mô hình dạy nghề phi nông nghiệp, mô hình dạy nghề thí điểm ... kết hợp với các tổ chức kinh tế, đơn vị sản xuất trên địa bàn tạo cơ sở đề người lao động được tiếp cận với công việc thực tế.

Thứ tư, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở giáo dục dạy nghề của tỉnh. Đầu tư phát triển chương trình đào tạo, giáo dục và học liệu nhằm cập nhật kiến thức khoa học kỹ thuật mới phù hợp với nhu cầu đào tạo của người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. Đó là:

- Xác định nghề đào tạo và phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn nghề trọng điểm, nghề phổ biến, nghề đặc thù. Ưu tiên các xã làm điểm xây dựng nông thôn mới.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo ngành nông, lâm nghiệp đạt 28% năm 2015 là 40,2% năm 2020; ngành công nghiệp, xây dựng đạt 75,5% năm 2015 và 80% năm 2020; ngành dịch vụ đạt 81% năm 2015 và 90% năm 2020.

- Giai đoạn 2011 - 2020, tổng số nhân lực đào tạo mới 417,7 nghìn người; đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, doanh nhân, công nhân kỹ thuật 42,3 nghìn lượt người.

- Đến năm 2020, tỷ lệ giáo viên, giảng viên các trường trung học nghề từ 60% trở lên.

- Hình thành cơ sở đào tạo phát triển nghề mới, nhất là nghề công nghệ cao: Viễn thông, điện tử, tài chính, ngân hàng…

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)