5. Bố cục của luận văn gồm 4 chương
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
- Chọn điểm nghiên cứu
Đây là bước hết sức quan trọng cho việc nghiên cứu, chọn điểm nghiên cứu phải phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, mang tính khách quan, tính đại diện cho địa bàn nghiên cứu. Tỉnh Phú Thọ có cả ba vùng đồng bằng, trung du và miền núi rất đặc trưng. Các khu vực thuộc miền núi có diện tích đất chủ yếu là đất đồi, núi cao, người dân sản xuất lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc là chủ yếu. Các khu vực thuộc trung du, người dân sản xuất chủ yếu là sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm và canh tác nương đồi. Các khu vực thuộc vùng đồng bằng người dân sản xuất chủ yếu là chuyên canh cây lúa và hoa mầu, chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn, với vị trí, địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên về du lịch, truyền thống văn hóa, ngành nghề đặc trưng và nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn tới lao động, tạo việc làm của cả tỉnh nói chung và lao động, tạo việc làm trong nông thôn nói riêng của tỉnh Phú Thọ. Xuất phát từ đó, tỉnh Phú Thọ đã có những biện pháp và giải pháp gì để tạo việc làm cho
lao động trong nông thôn. Vì vậy, tôi chọn tỉnh Phú Thọ làm điểm nghiên cứu của đề tài.
- Trong quá trình nghiên cứu tác giả thu thập số liệu thứ cấp chủ yếu từ các nguồn: Các văn bản pháp quy của Nhà nước, các công trình khoa học và tác phẩm nghiên cứu liên quan, tạp chí, sách báo, tập san, báo cáo khoa học chuyên ngành đã được công bố. Số liệu của Sở, Ban ngành của tỉnh Phú Thọ. Tác giả cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó để phục vụ cho việc nghiên cứu tổng quan tài liệu, làm rõ được đặc điểm địa bàn nghiên cứu và để đánh giá thực trạng lao động việc làm cũng như đưa ra một số giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm cho lao động ở tỉnh Phú Thọ.
Các thông tin về văn bản, chính sách của nhà nước, tác giả thu thập bằng cách tra cứu các tài liệu, văn bản, giáo trình, sách có liên quan đến đề tài.
Các thông tin đã công bố cần thiết cho nghiên cứu được thu thập từ các nguồn có độ tin cậy cao và mang tính chính thống: Cục thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các nguồn tài liệu đáng tin cậy khác.
- Tác giả đã khai thác và sử dụng nguồn tài liệu sau:
+ Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2011- Cục thống kê Phú Thọ. + Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ 2011-2020.
+ Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 24/11/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (lần thứ 7) khóa XVII về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú thọ giai đoạn 2011- 2020.
+ Quyết định số 27/QĐ-UBND tỉnh Phú Thọ ngày 28/12/2011 về Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020.
+ Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 39/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 về Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030.
+ Quy hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh Phú thọ giai đoạn 2011- 2020. + Quy hoạch phát triển nông thôn mới đến năm 2020, số 196/2009/NQ-HĐND.
Ngoài ra còn các loại văn bản của một số cơ quan có liên quan đến đề tài nghiên cứu.