Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 (Trang 38 - 39)

5. Bố cục của luận văn gồm 4 chương

1.2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

a. Trung Quốc

Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, từ năm 1978 Trung Quốc đã thực hiện mở cửa cải cách nền kinh tế và thực hiện phương châm “Ly nông bất ly hương, nhập xưởng bất nhập thành”, từ đó đã thực hiện có kết quả nhiều chính sách phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động ở thành thị cũng như trong nông thôn, coi phát triển công nghiệp nông thôn là con đường để giải quyết vấn đề việc làm có ý nghĩa lớn. Từ thực tiễn giải quyết việc làm ở nông thôn Trung Quốc có thể rút ra một số bài học như sau:

Một là, đa dạng hóa và chuyên môn hóa sản xuất kinh doanh, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn, thực hiện phi tập thể hóa trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện chế độ và hình thức khoán sản phẩm đến người lao động.

Hai là, Nhà nước thu mua giá nông sản một cách hợp lý, bản chất là trợ giá nông sản cho nông dân. Khuyến khích phát triển sản xuất đa dạng hóa theo hướng sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế hơn, phù hợp yêu cầu của thị trường.

Ba là, Tạo môi trường thuận lợi để phát triển công nghiệp nông thôn. Bốn là, xây dựng hệ thống cung cấp tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp trong nông thôn, giảm chi phí giao dịch để huy động vốn và lao động cho công nghiệp nông thôn. Tăng cường mối quan hệ hai chiều giữa doanh nghiệp nông thôn và doanh nghiệp nhà nước.

b. Malaysia

Malaysia đã có kinh nghiệm trong giải quyết lao động nông thôn làm biến nhanh tình trạng dư thừa lao động sang mức toàn dụng lao động và phải nhập khẩu thêm lao động từ nước ngoài ở một số mặt sau:

Thứ nhất, thời gian đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Malaysia chú trọng phát triển nông nghiệp, trong đó đặc biệt phát triển cây

công nghiệp dài ngày. Tập trung phát triển công nghiệp chế biến, vừa giải quyết đầu ra cho sản xuất nông nghiệp vừa giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động.

Thứ hai, khai phá những vùng đất mới rồi khuyến khích thâm canh trong sản xuất nông nghiệp có định hướng của Chính phủ để giải quyết việc làm mới cho lao động dư thừa ngay tại khu vực nông thôn. Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng và đồng bộ phúc lợi xã hội, cung ứng vốn, vật tư, thông tin, hướng dẫn khoa học kỹ thuật... để người dân ổn định cuộc sống, phát huy sự chủ động sáng tạo của người dân và đầu tư sản xuất có hiệu quả, đồng thời gắn trách nhiệm giữa người dân và Nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thứ ba, thu hút cả đầu tư trong nước và ngoài nước vào trước hết là công nghiệp chế biến để giải quyết lao động và chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài bằng chính sách ưu đãi. Đào tạo công nhân nâng cao tay nghề và trình độ quản lý cho người lao động; Tận dụng cơ sở vật chất các công ty nước ngoài sau khi hết thời hạn.

Thứ tư, khi nền kinh tế đã đạt được mức toàn dụng lao động, thì chuyển sang sử dụng vốn lớn và khai thác công nghệ hiện đại, thực hiện sự quan hệ giữa nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, cung cấp lao động đã qua đào tạo cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)