Quy hoạch ngành nghề nông thôn và đẩy mạnh phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 (Trang 84 - 85)

5. Bố cục của luận văn gồm 4 chương

4.2.2.Quy hoạch ngành nghề nông thôn và đẩy mạnh phát triển làng nghề

mới, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng lao động trong các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh.

4.2.2. Quy hoạch ngành nghề nông thôn và đẩy mạnh phát triển làng nghề truyền thống truyền thống

Quy hoạch ngành nghề trong nông thôn hiện nay đối với tỉnh Phú Thọ là vấn đề hết sức quan trọng bởi nó phát huy được tiềm năng sẵn có, sự đa dạng ngành nghề, lợi thế so sánh về đất đai, lao động, văn hóa truyền thống.. của tỉnh. Đặc biệt là đẩy mạnh quy hoạch và phát triển làng nghề truyền thống của tỉnh. Để góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn nhiều năm qua, việc xây dựng phát triển làng nghề được Ủy ban nhân dân tỉnh hết sức chú trọng. Ngành nghề ở nông thôn hết sức đa dạng với nhiều lĩnh vực như chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ… Phát triển ngành nghề trong nông thôn ở tỉnh không chỉ tăng thu nhập mà còn góp phần giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động ở nông thôn, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị.

Thực hiện Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, nhiều nghề truyền thống trong nông thôn, trong đồng bào dân tộc thiểu số được khôi phục và phát triển chủ yếu như: Nghề thêu, dệt thổ cẩm, mây tre đan…Hiện nay, toàn tỉnh có 29 làng nghề đã được công nhận, Các ngành nghề chủ yếu gồm: 8 làng chế biến chè như Làng Chu Hưng huyện Phù Ninh, 6 làng đan lát mây tre như làm nón lá, cót: Làng Đỗ Xuyên, Sơn Nga, Sai Nga, Thanh Nga, Đông Phú và Phú Khê, nhưng nổi tiếng là nghề nón Sơn Nga có thương hiệu từ xa xưa. Làng nghề Ủ ấm Sơn Vy thuộc Lâm Thao nổi tiếng toàn quốc, 5 làng chế biến nông sản thực phẩm như: Xóm Đoàn Kết thuộc xã Hùng Lô huyện Phù Ninh nổi tiếng nghề làm miến, mỳ gạo, bún, bánh trải qua hàng trăm năm, 4 làng nghề mộc nổi tiếng là làng Minh Đức thuộc xã Than Uyên huyện Tam Nông, 01 làng dệt thổ cẩm, 01 làng trồng hoa, 01 làng sản xuất vật liệu xây dựng. Nổi tiếng Là làng nghề Mỹ Nghệ than tre thuộc xã Phú Lạc huyện Cẩm Khê.

Có thể nói, làng nghề của tỉnh Phú Thọ so với các địa phương khác còn phát triển chậm, quy mô nhỏ, vốn sản xuất thấp, sản phẩm có giá trị thấp, không ổn định, không có sự đầu tư cải tiến, sự gắn kết giữa sản xuất với kinh doanh chưa chặt chẽ, chậm chuyển biến theo cơ chế thị trường.

Từ thực tế trên, cần ưu tiên hỗ trợ những làng chưa có nghề để phát triển nghề theo hướng “Mỗi làng một nghề” , những làng có nghề nhưng bị

mai một hoặc chưa đạt tiêu chí cũng cần hỗ trợ để khôi phục và phát triển. Thứ hai cần hỗ trợ làng nghề về xây dựng hạ tầng làng nghề, hạ tầng các cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, tiến hành đồng bộ thực hiện quy hoạch kinh tế vùng với phổ cập nghề, nhân cấy nghề. Ngay trong năm 2012 xây dựng thêm 13 làng nghề, đưa tổng số làng nghề toàn tỉnh lên 42 làng nghề.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 (Trang 84 - 85)