Phương hướng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 (Trang 77 - 79)

5. Bố cục của luận văn gồm 4 chương

4.1.2.3.Phương hướng

Tổ chức đào tạo nghề theo các cấp trình độ (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng nghề và đại học nghề) với cơ cấu, cấp độ đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, phù hợp với trình độ công nghệ của nền kinh tế và nhu cầu phát triển của xã hội; đặc biệt là các nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn, những lĩnh vực ưu tiên phát triển của tỉnh. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án đào tạo phát triển nghề mới; thực hiện liên thông trong giáo dục phổ thông với đào tạo nghề, quan tâm đến đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách.

Cải tiến nội dung, giáo dục, phương pháp dạy nghề để nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng lao động. Tăng cường đào tạo nghề cho nông dân khu vực nông thôn, gắn đào tạo nghề với chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, nhu cầu sử dụng lao động và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh.

Giải quyết việc làm, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

Giải quyết từ năm 2011 - 2020, nền kinh tế phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả, chất lượng và bền vững. Do đó cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút các dự án có quy mô lớn, có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và thu hút nhiều lao động.

- Cơ cấu lại lao động làm việc trong nền kinh tế theo hướng giảm dần lao động trong các nhóm ngành nông lâm nghiệp và thủy sản, tăng dần lao động trong nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ để năm 2015 có cơ cấu tỷ trọng lao động ngành nông lâm nghiệp và thủy sản 56%, ngành công nghiệp và xây dựng 19,3%, các ngành dịch vụ 24,7%. Năm 2020 có tỷ lệ tương ứng là 49% - 26,1% - 24,9%.

- Chuyển một bộ phận lớn lao động từ khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản sang làm việc khu vực công nghiệp, xây dựng; khu vực dịch vụ và xuất khẩu lao động, cần mở rộng quy mô tuyển sinh đào tạo, mở nhiều mã ngành đào tạo mới, tiếp cận với công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng lao động của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, các tỉnh lân cận và các nước trong khu vực.

Đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân theo Quyết định số 1956/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó ưu tiên đào tạo nông dân vùng dân tộc, nông dân thuộc huyện nghèo Tân Sơn, các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Phát triển nhân lực các ngành, lĩnh vực

- Nhóm ngành nông, lâm nghiệp:

Lao động qua đào tạo trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp đến năm 2020 có khoảng 194,5 nghìn người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nhóm ngành này năm 2015 đạt 32,1% và khoảng 51% năm 2020.

Giai đoạn 2011 - 2020, đảm bảo có từ 40 - 45% trong tổng số nhân lực qua đào tạo ngành nông, lâm nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng làm việc.

Về đào tạo nghề: Quan tâm đào tạo nghề kỹ thuật cho nông dân để

nâng cao trình độ thâm canh và chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn, đào tạo bồi dưỡng trình độ cao cho cán bộ kỹ thuật ngành nông lâm nghiệp cấp tỉnh, huyện.

Hợp tác quốc tế về đào tạo và xuất khẩu lao động: Cử cán bộ đi đào tạo

ở nước ngoài. Mời chuyên gia, giảng viên nước ngoài tham gia đào tạo ở trong nước. Thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài (ODA, FDI…) xây dựng cơ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 (Trang 77 - 79)