5. Bố cục của luận văn gồm 4 chương
1.2.2.3. Một số bài học rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn có thể áp
dụng cho tỉnh Phú Thọ
Từ sự phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động, giải quyết việc làm ở một số quốc gia và ở Thanh Hóa có thể rút ra bài học kinh nghiệm và vận dụng cho giải quyết việc làm, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta nói chung, tỉnh Phú Thọ nói riêng:
Một là, cần phải có chính sách vĩ mô về vai trò quản lý Nhà nước nhằm hạn chế tỉ lệ lao động thất nghiệp, thiếu việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động. Đề ra những giải pháp và chính sách đúng đắn, đồng bộ, đồng thời đảm bảo được những điều kiện để thực thi, hướng vào phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thực hiện bằng được phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết việc làm.
Hai là, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn toàn diện. Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với sự phát triển đa dạng các ngành nghề sử dụng nhiều lao động, phân công lại lao động, tạo việc làm tại chỗ ở khu vực nông thôn.
Ba là, có hình thức giải quyết việc làm, phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tạo việc làm, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân, phát triển hệ thống dịch vụ và chất lượng tìm việc làm của người lao động. Xã hội hóa giải quyết việc làm, huy động tổng hợp các nguồn lực và sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, cả hệ thống chính trị vào phát triển kinh tế và tạo việc làm.
Bốn là, đào tạo nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong các ngành kinh tế, đặc biệt quan tâm tới ngành kinh tế mũi nhọn với yêu cầu chất lượng chuyên môn và kỹ thuật cao.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU